Đọc đoạn văn sau: "Những phát hiện của các nhà khảo cổ nước ta chứng tỏ Việt Nam xưa kia đã từng là nơi sinh sống của người vượn. Năm 1960 tìm thấy ở núi Đọ (Thiệu Hóa, Thanh Hóa) nhiều hạch đá, mảnh tước, rìu tay có tuổi 40 vạn năm. Cùng năm đó phát hiện ở núi Voi, cách núi Đọ 3 km, một di chỉ xưởng (vừa là nơi cư trú, vừa là nơi chế tạo công cụ) của người vượn, diện tích 16 vạn mét vuông. Ở Xuân Lộc (Đồng Nai) cũng đã tìm thấy công cụ đá của người vượn."

Tính lí trí, lôgic của phong cách ngôn ngữ khoa học trong đoạn văn trên không được thể hiện ở đặc điểm nào?

A.

Sử dụng những thuật ngữ của khoa học chuyên ngành như: nhà khảo cổ, người vượn, hạch đá, mảnh tước, rìu tay, di chỉ, công cụ đá...

B.

Những luận cứ đều là những cứ liệu thực tế, có các địa danh, sự vật, niên đại rõ ràng.

C.

Phương pháp và hình thức lập luận của tác giả đoạn văn: câu đầu nêu lên luận điểm khái quát, các câu sau nêu những luận cứ.

D.

Sử dụng những câu đặc biệt thiếu khuyết chủ ngữ (như câu: "Ở Xuân Lộc (Đồng Nai) cũng đã tìm thấy công cụ đá của người vượn") nhằm tăng độ súc tích, cô đọng của thông tin.

Đáp án và lời giải
Đáp án:D
Lời giải:

Sử dụng những câu đặc biệt thiếu khuyết chủ ngữ (như câu: "Ở Xuân Lộc (Đồng Nai) cũng đã tìm thấy công cụ đá của người vượn") nhằm tăng độ súc tích, cô đọng của thông tin.

Bạn có muốn?

Xem thêm các đề thi trắc nghiệm khác

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.