Kết luận nào sau đây không đúng?         

A.

A: Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hóa học

B.

B: Áp tâm kẽm vào mạn tàu thủy làm bằng thép (phần ngâm dưới nước) thì vỏ tàu thủy được bảo vệ  

C.

C: Để đồ vật bằng thép ra ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó bị ăn mòn điện hóa  

D.

D: Đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát, để trong không khí ẩm bị ăn mòn điện hóa thì thiếc sẽ bị ăn mòn trước.

Đáp án và lời giải
Đáp án:D
Lời giải:

A đúng. Ở nhiệt độ cao, kim loại có thể tác dụng với hơi nước tạo oxit tương ứng gây ra hiện tượng ăn mòn hóa học. B đúng. Khi gắn miếng Zn lên vỏ tàu bằng thép sẽ hình thành một pin điện, phần vỏ tàu bằng thép là cực dương, các lá Zn là cực âm và bị ăn mòn theo cơ chế: - Ở anot (cực âm): img1 - Ở catot (cực dương): img2- Kết quả là vỏ tàu được bảo vệ, Zn là vật hi sinh, nó bị ăn mòn. C đúng. Để đồ vật bằng thép ra ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó bị ăn mòn điện hoá. D sai. Thiếc là kim loại mềm, dễ bị xây xát. Nếu vết xây xát sâu tới lớp sắt bên trong thì sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa học, kết quả là sắt bị ăn mòn nhanh do hoạt động hóa học mạnh hơn thiếc.    

Vậy đáp án đúng là D      

Bạn có muốn?

Xem thêm các đề thi trắc nghiệm khác

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.