Luận điểm nào sau đây không đúng khi nói về quyền bình đẳng tôn giáo?

A.

Người đã theo một tín ngưỡng tôn giáo không có quyền bỏ để theo một tín ngưỡng tôn giáo khác.

B.

Công dân có quyền không theo bất cứ một tôn giáo nào.

C.

Người theo tín ngưỡng tôn giáo có quyền hoạt động theo tín ngưỡng tôn giáo đó.

D.

Người theo tôn giáo có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.

Đáp án và lời giải
Đáp án:A
Lời giải:

Phân tích:     Các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, và có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật. - Công dân thuộc các tôn giáo khác nhau, người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân, không phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo. - Đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo có trách nhiệm sống tốt đời đẹp đạo. + Giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước + Phát huy những giá trị văn hóa đạo đức tốt đẹp của tôn giáo. + Ý thức chấp hành pháp luật nghiêm chỉnh. + Công dan có tôn giáo hoặc không có tôn giáo, cũng như công dân có tôn giáo khác nhau đều phải tôn trọng lẫn nhau. * Hoạt động tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của pháp luật được nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ. - Các tôn giáo ở Việt Nam đều được nhà nước đối xử như nhau và được tự do hoạt động trong khuân khổ pháp luật. - Quyền hoạt động tín ngưỡng tôn giáo của công dân trên tinh thần: + Tôn trọng pháp luật. + Phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo được nhà nước đảm bảo. - Các cơ sở tôn giáo như: chùa, nhà thờ, thánh đường, các cơ sở đào tạo tôn giáo... được pháp luật bảo hộ. + Nghiêm cấm việc xâm phạm các cơ sở đó.

Vì vậy đáp án đúng là A.

Bạn có muốn?

Xem thêm các đề thi trắc nghiệm khác

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.