Nguyên nhân xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại ở Nga sau cách mạng tháng Hai là

A.

sự đối lập về quyền lợi giữa tư sản và vô sản.

B.

giai cấp tư sản và vô sản chưa đủ mạnh để có thể một mình nắm chính quyền,

C.

do tư sản và vô sản cùng tham gia cách mạng.

D.

do Đảng Bôn-sê-vich lãnh đạo cách mạng.

Đáp án và lời giải
Đáp án:B
Lời giải:

Phương pháp: phân tích, đánh giá. Cách giải: Đầu thế kỉ XX, chế độ Nga hoàng Nicolai II khủng hoảng trầm trọng, tình hình kinh tế chính trị không ổn định, xã hội bất ổn nhiều mâu thuẫn gây gắt. Việc Nga tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất càng làm phơi bày sự khủng hoảng và lạc hậu của đất nước. Tình hình đó đã đưa đất nước Nga tiến sát đến một cuộc cách mạng. Ngày 27/2/1917, Cách mạng dân chủ tư sản đã lật đổ chế độ Nga hoàng. Các xô viết đại biểu của công nhân và các xô viết đại biểu của binh lính toàn Pêtơrôgrat đã họp và bầu ra cơ quan lãnh đạo thống nhất là xô viết đại biểu Công nhân và binh lính Pêtơrôgrat để đứng ra quản lí nhà nước cách mạng. Cùng thời gian ấy, giai cấp tư sản cũng ra sức vận động để nắm chính quyền. Đuợc những người Mensêvích và Xã hội cách mạng ủng hộ, 2/3/1917, giai cấp tư sản đứng ra thành lập Chính phủ lâm thời tư sản. Như thế, sau Cách mạng tháng Hai, ở nước Nga xuất hiện một cục diện chính trị độc đáo chưa từng thấy, đó là sự tồn tại song song hai chính quyền: Chính phủ tư sản lâm thời và chính quyền Xô viết. Chính phủ tư sản lâm thời chiếm ưu thế, nắm quyền lực nhà nước. Chính quyền Xô viết tuy không nắm các cơ quan quyền lực nhưng lại có sức mạnh cách mạng, đuợc nhân dân và binh lính ủng hộ. Cục diện kì lạ này phản ánh tương quan so sánh lực luợng giữa giai cấp tư sản và vô sản, chưa bên nào đủ sức để loại bên nào. Hai chính quyền này đại diện cho hai giai cấp khác nhau, giành lợi ích khác nhau... tất yếu xảy ra cuộc đấu tranh.    Đáp án đúng là B!          

Bạn có muốn?

Xem thêm các đề thi trắc nghiệm khác

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.