Nitro hóa benzen bằng HNO3 thu được hai chất hữu cơ A, B (hơn kém nhau một nhóm -NO2). Khi đốt cháy hoàn toàn 2,34 (gam) hỗn hợp A, B tạo thành CO2, H2O và 255,8 (ml) N2 (27°C và 740 mm Hg). Vậy A, B lần lượt là:

A.

Nitrobenzen và 1,3-đinitrobenzen.

B.

Nitrobenzen và 1,3,5-trinitrobenzen.

C.

1,3-đinitrobenzen và 1,3,5-trinitrobenzen.

D.

Nitrobenzen và 1,4-đinitrobenzen.

Đáp án và lời giải
Đáp án:A
Lời giải:

Nitrobenzen và 1,3 - đinitrobenzen.

Trung bình mỗi phân tử C6H6 phản ứng với k phân tử HNO3

C6H6 + kHNO3 → C6H6-k(NO2)k + kH2O

Đốt cháy hỗn hợp A và B thu được nN2 = 0,2558.(740/760)/(0,082.300) = 0,01(mol)

Số mol HNO3 phản ứng: nHNO3 = 2.nN2 = 2.0,01 = 0,02(mol)

nH2O = nHNO3 = 0,02 mol

Bảo toàn khối lượng:

mC6H6 + mHNO3 = m(hh) + mH2O

⇒ mC6H6 + 63.0,02 = 2,34 + 18.0,02

⇒ mC6H6 = 1,44g

nC6H6 = 1,44/78 = 6/325(mol)

k = nHNO3/nC6H6 =13/12

Hai sản phẩm A, B hơn kém nhau một nhóm −NO2 nên một chất có một nhóm −NO2, chất kia có hai nhóm −NO2

Nhóm −NO2 hút điện tử nên nhóm −NO2 còn lại vào vị trí metanzen...

Vậy 2 chất cần tìm là: Nitrobenzen và 1,3 - đinitrobenzen.

Câu hỏi thuộc đề thi sau. Bạn có muốn thi thử?

Bài tập trắc nghiệm Chương 3 Amin, Amino Axit Và Protein - hóa học 12 có lời giải - 40 phút - Đề số 2

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác cùng bài thi.

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.