Sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam (1926-1929) có ý nghĩa gì đối với sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam?

A.

         Tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ truyền bá vào Việt Nam.

B.

         Là một yếu tố dẫn tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

C.

         Là lực lượng đi đầu trong phong trào cách mạng dân tộc dân chủ.

D.

         Đã tập hợp đông đảo các lực lượng xã hội chống đế quốc, phong kiến.

Đáp án và lời giải
Đáp án:B
Lời giải:

Phương pháp : phân tích, đánh giá Cách giải: Với sự phát triển của phong trào công nhân (1926 – 1929) đã yêu cầu cần phải thành lập một chính đảng duy nhất để lãnh đạo phong trào. Tuy nhiên, trong Họi Việt Nam Cách mạng thanh niên lại không có được ý kiến thống nhất dẫn tới hệ quả là sự ra đời của ba tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Sự hoạt động riêng rẽ của ba tổ chức này để tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng đã đặt ra yêu cầu cần thống nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất. => Nguyễn Ái Quóc đã triệu tập Hội nghị thành lập Đảng (đầu năm 1930), thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. => Sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam (1926 – 1929) là một yếu tố dẫn tới sự thành lập Đảng vô sản ở Việt Nam. Đáp án đúng là B!       

Bạn có muốn?

Xem thêm các đề thi trắc nghiệm khác

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.