Trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 - 1926) có hai sự kiện trong nước tiêu biểu nhất, đó là sự kiện nào?  

A.

Phong trào đấu tranh của công nhân Ba Son và công nhân Phú Riềng.

B.

Cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền pháp thả Phan Bội Châu và đám tang Phan Châu Trinh.

C.

Tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang nổ tại Sa Diện và Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách đến Hội Nghị Véc-xai.

D.

Tiếng bom của Phạm Hồng Thái và phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu

Đáp án và lời giải
Đáp án:B
Lời giải:

Bước vào những nằm đầu của thập kỷ 20, phong trào đấu tranh chính trị ở Hà Nội đã nổ ra với tính chất một cao trào yêu nước dân chủ công khai rộng rãi, bao gồm mọi tầng lớp nhân dân thành phố, trong đó các thanh niên trí thức tiểu tư sản và tư sản lớp dưới đóng vai trò "ngòi nổ". Mở đầu là cuộc đấu tranh đòi thực dân Pháp thả Phan Bội Châu (11-1925). Sau khi bố trí bắt cóc Phan Bội Châu trên đất Trung Quốc, thực dân Pháp đưa cụ về giam trong Hoả Lò Hà Nội để rồi bí mật sát hại. Nhưng âm mưu đen tối của chúng làm sao qua được con mắt cảnh giác của người dân Hà Nội vốn giàu truyền thống yêu nước. Lúc độ hội Phục Việt mới ra đời trong cao trào yêu nước công khai của những năm 1925 - 1928 đã rải truyền đơn ở Hà Nội (và ở một số thành phố lớn trong nước) kêu gọi nhân dân đấu tranh, cả một làn sóng yêu nước chống thực dân cuồn cuộn dâng cao ở Hà Nội và trong cả nước. Điện văn kháng nghị trong Nam ngoài Bắc tới tập gửi tới nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương và bên Pháp cũng như cho các tổ chức quốc tế. Nhiều cuộc biểu tình, bãi công, bãi khoá bùng nổ ngay trên các đường phố Hà Nội. Thực dân Pháp tìm cách phá hoại phong trào. Nhưng dưới áp lực của quần chúng đấu tranh, chúng buộc phải đưa vụ án ra xét xử công khai, lúc đầu kết án khổ sai chung thân, sau lại phải nhượng bộ tha bổng cụ Phan, nhưng quy định chỗ ở của cụ tại Huế để tiện theo dõi và kiềm soát (cụ bị giam lỏng ở Huế cho đến ngày 29-10-1940 thì qua đời). Cụ Phan bị bắt về nước kéo theo phong trào đấu tranh rầm rộ đề bảo vệ không cho kẻ thù sát hại nhà yêu nước. Sách báo đẩy mạnh tuyên truyền tinh thần dân tộc. Tất cả những sự kiện đó đã làm cho thế hệ thanh niên đang băn khoăn tìm đường cứu nước hằng hái lao mình vào cuộc đấu tranh. Phong trào cách mạng trong thế đang lên lại có dịp dâng cao với đám tang nhà yêu nước Phan Chu Trinh (3-1926). Phan Chu Trinh từ Pháp về nước năm 1925. Lúc này tư tưởng chính trị cải lương chủ nghĩa của cụ đã bị phong trào cách mạng trong nước vượt qua. Nhưng quá khứ tù đày, cũng như những bài diễn thuyết đả phá chế độ quân chủ và đề cao dân quyền của cụ vẫn được nhân dân cả nước trân trọng và trước sau vẫn xem cụ là một chí sĩ yêu nước. Cho nên khi cụ bị bệnh mất (24-3-1926), đám tang cụ được tổ chức rất lớn tại Sài Gòn, hàng vạn người đi đưa bất chấp sự theo dõi, đe doạ đàn áp của kẻ thù. Sau đó, ở khắp các tỉnh đều tổ chức truy điệu trọng thể, lôi cuốn đông đảo người tham gia. Tại Hà Nội, các tầng lớp nhân dân cử hành lễ truy điệu tại đền Đồng Nhân thờ Hai Bà Trưng (4-4-1926), ngay dưới trời mưa to. Ngày hôm sau, các cửa hiệu trong thành phố đều đóng cửa đề tưởng nhớ nhà yêu nước. Nhiều sinh viên, học sinh, công chức, công nhân đã đeo băng tang. Việc để tang Phan Chu Trinh đã trở thành phong trào, nhất là trong các trường học. Thực dân Pháp và tay sai lo sợ tìm cách ngăn cấm thì nhiều cuộc bãi công, bãi khoá, bãi thị nổ ra. Đám tang và lễ truy điệu Phan Chu Trinh đã trở thành những cuộc biểu dương lòng yêu nước của toàn dân, trong đó nhân dân Hà Nội đã đóng góp phần đáng kể.  Đáp án đúng là B!  

Bạn có muốn?

Xem thêm các đề thi trắc nghiệm khác

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.