144. de thi thu thptqg nam 2017 mon hoa hoc so gddt thua thien hue file word co loi giai

WORD 16 0.105Mb

144. de thi thu thptqg nam 2017 mon hoa hoc so gddt thua thien hue file word co loi giai là tài liệu môn Hóa Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Đề thi thử THPTQG Môn Hóa_Lần 1_Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Câu 1: Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng? A. Tơ nitron. B. Tơ xenlulozơ axetat. C. Tơ visco. D. Tơ nilon -6,6. Câu 2: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X,Y, Z với thuốc thử được ghi ở bảng sau: X, Y, Z lần lượt là: A. glucozơ, metylamin, lòng trắng trứng. B. metylamin, lòng trắng trứng, glucozơ. C. metylamin,glucozơ, lòng trắng trứng. D. glucozơ, lòng trắng trứng, metyl amin. Câu 3: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra glixerol A. triolein. B. Saccarozơ. C. Glucozơ. D. Metyl axetat. Câu 4: Điều khẳng định nào sau đây sai: A. Kim loại Al có tính dẫn điện tốt hơn kim loại Cu. B. Trong các phản ứng hóa học, kim loại Al chỉ đóng vai trò là chất khử. C. Kim loại Al tan được trong dung dịch H2SO4 loãng, nguội. D. Al(OH)3 phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch KOH. Câu 5: Tiến hành phản ứng khử oxit X thành kim loại bằng khí H2 (dư) theo sơ đồ hình vẽ: Oxit X là: A. K2O. B. CuO. C. MgO. D. Al2O3. Câu 6: Thực hiện các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường: (1) Cho bột Mg vào dung dịch KOH. (2) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3. (3) Cho bột CaO vào nước. (4) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2 Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là: A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 7: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: anilin, glucozơ và alanin, ta dùng dung dịch nào sau đây: A. AgNO3/NH3 B. NaOH. C. Br2. D. HCl. Câu 8: Cho m gam Al tác dụng vừa đủ với H2SO4 đậm đặc nóng, sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,688 lít khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất bay ra ở (đktc). Giá trị của m là; A. 2,16. B. 3,24. C. 6,48. D. 9,72. Câu 9: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là: A. Cu, Fe, Al. B. Fe, Al, Cr. C. Fe, Mg, Al. D. Cu, Pb, Ag. Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở (X) thấy thể tích O2 cần đốt gấp 1,25 thể tích CO2 tạo ra. Số lượng công thức cấu tạo của (X) là: A. 5 B. 3 C. 6 D. 4 Câu 11: Đun nóng 250 gam dung dịch Glucozơ 18% với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là: A. 27,0 B. 54,0. C. 108,0. D. 13,5. Câu 12: Cho các phát biểu sau: (a) Dùng Na2CO3 để làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu. (b) Cu và Fe2O3 tỉ lệ mol 1:1 tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư. (c) Nguyên liệu để sản xuất nhôm là quặng boxit Al2O3.2H2O. (d) Đốt lá sắt trong khí Cl2 xảy ra ăn mòn điện hóa. (e) CrO3 là oxit axit, có tính oxi hóa mạnh. (f) Sr, Na, Ba và Be đều tác dụng mạnh với H2O ở nhiệt độ thường. Số phát biểu đúng là: A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 Câu 13: Cho luồng khí CO dư đi qua 4,56 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO nung nóng. Sau khi phản ứng kết thúc, đem toàn bộ lượng khí thu được cho hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 thu được 5,91 gam kết tủa và dung dịch Y. Đun nóng Y lại thu thêm 3,94 gam kết tủa nữa. Mặt khác, cho 4,56 gam hỗn hợp X trên phản ứng vừa đủ với dung dịch H2SO4 0,1M thu được dung dịch chứa m gam muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là: A. 7,20. B. 10,16. C. 6,86. D. 11,28. Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và saccarozơ cần 2,52 lít O2(đktc) thu được 1,8 gam H2O. Giá trị m là: A. 3,15 B. 6,20. C. 3,60. D. 5,25. Câu 15: Este CH3COOCH3 có tên gọi là: A. metyl axetat. B. etyl axetat. C. etyl fomat. D. metyl metylat. Câu 16: Tính hóa học đặc trưng của kim loại là: A. tính khử. B. tính bazơ. C. tính oxi hóa. D. tính axit. Câu 17: Cho 89 gam tristearin tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là: A. 4,6. B. 14,4. C. 27,6. D. 9,2. Câu 18: Dãy các chất nào dưới đây đều phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường: A. Glucozơ, glixerol và saccarozơ. B. Glixerol, glucozơ và etyl axetat. C. Etylen glicol, glixerol và ancol etylic. D. Glucozơ, glixerol và metyl axetat. Câu 19: X là α-amino axit trong phân tử có một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là: A. H2N-CH2-CH(CH3)-COOH. B. H2N-CH2-CH2-COOH. C. H2N-CH2-COOH. D. H2N-CH(CH3)-COOH. Câu 20: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 lần lượt vào các dung dịch sau: NaHCO3, AlCl3, NaHSO4, (NH4)2CO3, FeCl3, Na2SO4 và KNO3. Số trường hợp thu được kết tủa là: A. 4 B. 7 C. 5 D. 6 Câu 21: Để sản xuất nhôm trong công nghiệp người ta thường: A. Điện phân dung dịch AlCl3. B. Cho CO dư đi qua Al2O3 nung nóng. C. Cho Mg vào dung dịch Al2(SO4)3. D. Điện phân Al2O3 nóng chảy có mặt criolit. Câu 22: Đồng phân của glucozơ là: A. Xenlulozơ. B. Sobitol. C. Saccarozơ. D. Fructozơ. Câu 23: Hòa tan hoàn toàn 25,2 gam một kim loại M vào dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ thu được 10,08 lít H2 (đktc). Kim loại M là: A. Fe. B. Al. C. Mg. D. Ca. Câu 24: Trường hợp nào sau đây tạo hợp chất Fe(II)? A. Đốt dây sắt trong bình đựng khí Cl2( lấy dư). B. Nhúng thanh sắt vào dung dịch AgNO3 dư. C. Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng. D. Cho bột