29. Đề thi thử THPTQG năm 2018 Môn Sinh Học THPT Đội Cấn Vĩnh Phúc Lần 2 File word có lời giải chi tiết

WORD 184 0.037Mb

29. Đề thi thử THPTQG năm 2018 Môn Sinh Học THPT Đội Cấn Vĩnh Phúc Lần 2 File word có lời giải chi tiết là tài liệu môn Sinh Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Câu 1: Nội dung nào sau đây không đúng? A. Mã kết thúc không được t-ARN dịch mã. B. Các anticodon của t-ARN bổ sung với codon trên mARN theo nguyên tắc bổ sung. C. Có bao nhiêu riboxom tham gia dịch mã có bấy nhiêu chuỗi polipetit được tạo thành. D. Các riboxom chuyển dịch trên mARN theo chiều 5' -> 3' từng bộ ba, tương ứng với 10,2A0. Giải thích: C sai vì số chuỗi polipeptit = Số mARN. số riboxom. số lần trượt của riboxom Đáp án: C Câu 2: Ở động vật, để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá thể A. có kiểu gen khác nhau. B. có kiểu hình giống nhau. C. có cùng kiểu gen. D. có kiểu hình khác nhau. Giải thích: Ở động vật, để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá thể có kiểu gen giống nhau, đặt chúng trong các điều kiện môi trường khác nhau rồi quan sát sự biểu hiện kiểu hình của chúng Đáp án: C Câu 3: Ở tế bào nhân thực, quá trình dịch mã được bắt đầu bằng bộ ba nào trên mARN và axit amin nào mở đầu chuỗi pôlipeptit? A. AGU và axit foocmin-Met. B. AUG và axit foocmin-Met. C. AUG và axit amin Met. D. AGU và axit amin Met Giải thích: Ở tế bào nhân thực, quá trình dịch mã được bắt đầu bằng bộ ba AUG, tổng hợp axit amin mở đầu chuỗi là metionin. Ở sinh vật nhân sơ, quá trình dịch mã được bắt đầu bằng bộ ba AUG, tổng hợp axit amin mở đầu chuỗi là foocmin-Met. Đáp án: C Câu 4: Quy luật di truyền làm hạn chế biến dị tổ hợp là A. liên kết gen. B. phân li độc lập. C. hoán vị gen. D. tương tác gen. Giải thích: Trong các quy luật di truyền trên, liên kết gen làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp Tương tác gen, hoán vị gen, phân li độc lập đều làm tăng biến dị tổ hợp Đáp án: A Câu 5: Êtilen có vai trò A. giữ cho quả tươi lâu. B. giúp cây mau lớn. C. giúp cây chóng ra hoa D. thúc quả chóng chín. Giải thích: Đặc điểm của êtilen: + Êtilen đợc sinh ra ở lá già, hoa già, quả chín - Ê ti len điều chỉnh quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. - Vai trò sinh lí của êtilen: điều chỉnh sự chín, sự rụng lá, tác động lên sự phân hóa gới tính. Đáp án: D Câu 6: Thể đột biến thường không thấy ở người là A. thể đột biến gen. B. thể dị bội. C. thể đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. D. thể đa bội. Giải thích: Ở người do có hệ thần kinh cao cấp và cơ chế xác định giới tính phức tạp nên đột biến không thể xảy ra ở tất cả các cặp NST → Ở người không xuất hiện thể đa bội Đáp án: D Câu 7: Một tế bào sinh trứng có kiểu gen AaBbDdEe tiến hành giảm phân bình thường để tạo trứng, số loại trứng tối đa có thể tạo ra là bao nhiêu? A. 1. B. 2. C. 16. D. 8. Giải thích: 1 tế bào sinh trứng giảm phân chỉ cho 1 trứng Đáp án: A Câu 8: Khi nói về quy luật di truyền, phát biểu nào sau đây đúng? A. Gen trong tế bào chất di truyền theo dòng mẹ. B. Quy luật phân li là sự phân li đồng đều của các cặp tính trạng. C. Sự liên kết gen hoàn toàn làm tăng biến dị tổ hợp. D. Sự phân li độc lập của các gen làm giảm biến dị tổ hợp Giải thích: A đúng B sai vì Quy luật phân li là sự phân li đồng đều của các alen của gen chứ không phải là sự phân li đồng đều của các cặp tính trạng. C sai vì sự liên kết gen hoàn toàn làm giảm biến dị tổ hợp D sai vì phân li độc lập làm tăng biến dị tổ hợp Đáp án: A Câu 9: Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai AaBB × aabb cho đời con có bao nhiêu loại kiểu gen? A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Giải thích: AaBB x aabb = (Aa x aa)(BB x bb) Aa x aa cho đời con 2 kiểu gen Aa và aa BB x bb cho đời con 1 kiểu gen Bb Theo lí thuyết, phép lai AaBB × aabb cho đời con có 2 loại kiểu gen Đáp án: A Câu 10: Loài động vật có sự phát triển không qua biến thái? A. sâu đục thân. B. ếch nhái. C. châu chấu. D. gà. Giải thích: Phát triển không qua biến thái: con non có đặc điểm cấu tạo và hình thái tương tự con trưởng thành Phát triển không qua biến thái xảy ra ở đa số động vật có xương sống và rất nhiều loài động vật không xương sống. Trong các loài trên, gà là động vật có xương sống → Gà phát triển không qua biến thái Đáp án: D Câu 11: Khi thả tiếp một hòn đá vào cạnh con rùa thì thấy nó không rụt đầu vào mai nữa Đây là một ví dụ về hình thức học tập nào? A. Học khôn. B. Học ngầm. C. Quen nhờn. D. Điều kiện hoá hành động Giải thích: Khi thả tiếp một hòn đá vào cạnh con rùa thì thấy nó không rụt đầu vào mai nữa Đây là một ví dụ về hình thức học tập quen nhờn vì hành động này lặp đi lặp lại nhiều lần nên con vật phớt lờ với tác nhân không nguy hiểm đó. Đáp án: C Câu 12: Điều kiện nào dưới đây không phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật phân ly độc lập của MenĐen? A. Các cặp gen qui định các cặp tính trạng tương phản nằm trên cùng một cặp NST tương đồng. B. Bố, mẹ thuần chủng khác nhau hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản. C. Nghiên cứu trên một số lượng lớn cá thể. D. Các cặp gen tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng. Giải thích: A sai vì Các cặp gen qui định các cặp tính trạng tương phản nằm trên cùng một cặp NST tương đồng là điều kiện nghiệm đúng của liên kết gen hoàn toàn và hoán vị gen Đáp án: A Câu 13: Trong quá trình phiê