32. Đề thi thử THPTQG năm 2018 Môn Sinh Học THPT Thuận Thành Số 3 Bắc Ninh Lần 1 File word có lời giải chi tiết

WORD 184 0.042Mb

32. Đề thi thử THPTQG năm 2018 Môn Sinh Học THPT Thuận Thành Số 3 Bắc Ninh Lần 1 File word có lời giải chi tiết là tài liệu môn Sinh Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Câu 1: Bộ ba mã sao, bộ ba mã gốc, bộ ba đối mã lần lượt có ở A. tARN, gen, mARN. B. gen, ARN, tARN. C. mARN, gen, rARN. D. mARN, gen, tARN. Giải thích: Bộ ba mã sao có trên mARN Bộ ba mã gốc có trên mạch mã gốc của gen Bộ ba đối mã có trên tARN Đáp án: D Câu 2: Điện thế nghỉ là: A. sự không chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm, còn ngoài màng mang điện dương B. sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm, còn ngoài màng mang điện dương C. sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện dương, còn ngoài màng mang điện âm D. sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào bị kích thích, phía trong màng mang điện dương, còn ngoài màng mang điện âm. Giải thích: - Điện thế nghỉ là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng tế bào tích điện âm so với phía ngoài màng tích điện dương. - Nguyên nhân có điện thế nghỉ chủ yếu là do: + Nồng độ ion kali bên trong cao hơn bên ngoài tế bào. + Các cổng kali mở (tính thấm chọn lọc đối với K+) nên các K+ ở sát màng tế bào đồng loạt đi từ trong ra ngoài tế bào và tập trung ngay sát mặt ngoài màng tế bào, làm cho mặt ngoài màng tích điện dương so với mặt trong màng tích điện âm. + Bơm Na - K vận chuyển K+ từ phía bên ngoài trả vào phía bên trong màng tế bảo giúp duy trì nồng độ K+ bên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào. Đáp án: B Câu 3: Mã di truyền có tính phổ biến, tức là: A. Mỗi loài sử dụng một bộ mã di truyền B. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin D. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài loài ngoại lệ. Giải thích: Mã di truyền có tính phổ biến: Tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền (trừ một vài ngoại lệ). Đáp án: D Câu 4: Mối liên hệ giữa ADN, ARN, Protein được tóm tắt theo sơ đồ: A. Gen → Protein → ARN → tính trạng B. Gen → Protein → Tính trạng → ARN C. Gen → ARN → Protein → Tính trạng D. Gen → ARN → Tính trạng → Protein Giải thích: Mối liên hệ giữa ADN, ARN, Protein được thể hiện: Gen sao mã tạo ra mARN mARN dịch mã tạo protein Proten quy định sự hình thành tính trạng → Gen → ARN → Protein → Tính trạng Đáp án: C Câu 5: Các phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng ống là: A. Phản xạ có điều kiện B. Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện C. Phản xạ không điều kiện D. Phản ứng lại kích thích bằng cách co rút cơ thể Giải thích: Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ ( tiếp nhận và trả lời các kích thích) Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng ống gồm phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện Số lượng phản xạ có điều kiện ngày một tăng →giúp động vật thích nghi hơn với điều kiện môi trường Đáp án: B Câu 6: Trong các dạng đột biến gen, dạng nào thường gây biến đổi nhiều nhất trong cấu trúc của prôtêin tương ứng, nếu đột biến không làm xuất hiện bộ ba kết thúc? A. Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit B. Thay thế một cặp nuclêôtit C. Mất một cặp nuclêôtit D. Thêm một cặp nuclêôtit Giải thích: Trong các dạng đột biến gen, dạng mất hoặc thêm một cặp nucleotit sẽ gây biến đổi nhiều nhất trong cấu trúc của prôtêin tương ứng, nếu đột biến không làm xuất hiện bộ ba kết thúc do nó gây ra đột biến dịch khung, làm thay đổi tất cả trình tự axit amin từ điểm bị đột biến. Đột biến này xảy ra ở càng gần bộ ba mở đầu thì càng gây ra hậu quả nghiêm trọng. Đột biến thay thế một cặp Nu chỉ làm ảnh hưởng đến 1 axit amin hoặc có thể không gây ảnh hưởng gì nếu bộ ba sau đột biến và bộ ba ban đầu cùng mã hóa 1 axit amin. Đáp án: A Câu 7: Hướng động là: A. Hình thức phản ứng của lá cây truớc tác nhân kích thích theo một hướng xác định B. Hình thức phản ứng của cây truớc tác nhân kích thích theo nhiều hướng C. Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng D. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định Giải thích: - Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định. - Hướng động dương là sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích. - Hướng động âm là sự sinh trưởng theo hướng tránh xa kích thích. Đáp án: D Câu 8: Trong quá trình nhân đôi của ADN, enzim ADN polymeraza di chuyển A. theo chiều 3’ → 5’ và ngược chiều với chiều của mạch khuôn. B. theo chiều 5’→ 3’ và ngược chiều với chiều của mạch khuôn. C. theo chiều 5’ → 3’và cùng chiều với chiều của mạch khuôn. D. ngẫu nhiên tùy từng đoạn gen Giải thích: Trong quá trình nhân đôi của ADN, enzim ADN polymeraza di chuyển theo chiều 5’→ 3’ và ngược chiều với chiều của mạch khuôn để tổng hợp mạch mới có chiều 5' → 3'. Đáp án: B Câu 9: Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành là nơi A. prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã B. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế. C. chứa thông tin mã hoá cá