75 câu tổng hợp ôn thi lý thuyết hóa 2018 phần 1

WORD 162 0.136Mb

75 câu tổng hợp ôn thi lý thuyết hóa 2018 phần 1 là tài liệu môn Hóa Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

TỔNG HỢP LÝ THUYẾT HÓA ÔN THI QUỐC GIA 2018 PHẦN 1 Câu 1: Một tripeptit X mạch hở được cấu tạo từ 3 amino axit là glyxin, alanin, valin. Số công thức cấu tạo của X là: A. 4 B. 6 C. 8 D. 3 Câu 2: Điện phân dung dịch nào sau đây, thì có khí thoát ra ở cả 2 điện cực (ngay từ lúc mới đầu bắt đầu điện phân) A. Cu(NO3)2 B. K2SO4 C. FeCl2 D. FeSO4 Câu 3: Cho các phát biểu sau: (a) Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng NaOH thu được natri axetat và andehit fomic. (b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. (c) Ở điều kiện thường anilin là chất khí. (d) Tinh bột thuộc loại polisaccarit. (e) Ở điều kiện thích hợp triolein tham gia phản ứng cộng hợp H2. Số phát biểu đúng là: A. 2 B. 4 C. 5 D. 3 Câu 4: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3. (b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH. (c) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2. (d) Cho bột Fe vào dung dịch FeCl3 dư. Số thí nghiệm cuối cùng còn lại dung dịch chưa 1 muối tan là: A. 2 B. 1 C. 4 D. 3 Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Các amin không độc. B. Các protein đều dêc tan trong nước. C. Các amino axit là chất rắn ở điều kiện thường. D. Các amin ở điều kiện thường là chất khí hoặc chất lỏng. Câu 6: Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh? A. Amilopectin B. Xenlulozơ C. Cao su isopren D. PVC Câu 7: Cho 2 hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2. Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z, còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là: A. CH3NH2 và NH3 B. CH3OH và NH3 C. C2H3OH và N2​ D. CH3OH và CH3NH2 Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm giảm dần B. Na2CO3 là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sản xuất thủy tinh C.  Ở nhiệt độ thường, tất cả các kim loại kiềm thổ đếu tác dụng được với nước D. Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do màng oxi Al2O3 bền vững bảo vệ Câu 9: Khi thay nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hidrocacbon, thu được? A. este B. amino axit C. lipt D. amin Câu 10: Cho dãy các cation kim loại: Ca2+, Cu2+, Na+, Zn2+ . Cation kim loại nào có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy A. Ca2+ B. Cu2+ C. Zn2+ D. Na+ Câu 11: Cho dãy các chất Gly-Ala-Gly-Gly, glucozo, Ala-Gly, protein, glixerol. Số chất trong dãy tác dụng được với Cu(OH)2 là: A. 2 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 12: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là: A. Cu, Fe, Al. B. Cu, Pb, Ag. C. Fe, Al, Cr. D. Fe, Mg, Al. Câu 13: Để tạo thành thủy tinh hữu cơ (plexiglat), người ta tiến hành trùng hợp: A. CH2=CH-CH=CH2 B. CH3-COO-CH=CH2 C. CH2=C(CH3)-COOCH3 D. CH3-COO-C(CH3)=CH2 Câu 14: Khi thủy phân hợp chất hữu cơ X (không có phản ứng tráng bạc) trong môi trường axit rồi trung hòa axit thì dung dịch thu được có phản ứng tráng bạc. X là: A. Ancol etylic B. Anđehit axetic C. Glixerol D. Saccarozơ Câu 15: Cho các phát biểu sau (a) Có thể dùng nước brom để phân biệt dung dịch glucozơ và fructozơ. (b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau. (c) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng α vòng 5 hoặc 6 cạnh. (d) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (dạng α và β). (e) Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người có sinh ra mantozơ. (g) Saccarozơ được cấu tạo từ hai gốc β–glucozơ và α–fructozơ. (h) Trong phản ứng este hóa giữa CH3COOH với CH3OH, H2O tạo nên từ -OH trong nhóm –COOH của axit và H trong nhóm –OH của ancol. (i) Phản ứng giữa axit axetic và ancol anlylic (ở điều kiện thích hợp) tạo thành este có mùi thơm chuối chín. (k) Metyl-, đimetyl-, trimetyl- và etylamin là những chất khí mùi khai, khó chịu, độc. (l) Các amin đồng đẳng của metylamin có độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng dần phân tử khối. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 4. C. 6. D. 7. Câu 16: Oxit nào sau đây là lưỡng tính? A. Fe2O3 B. CrO3 C. Cr2O3 D. CrO Câu 17: Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi axit, thu được glucozơ.Tên gọi của X là: A. Fructozơ B. Saccarozơ C. Amilopectin D. Xenlulozơ Câu 18: Chất X có công thức cấu tạo CH2=CHCOOCH=CH2. Tên gọi của X là: A. Vinyl acrylat. B. Propyl metacrylat. C. Vinyl metacrylat. D. Etyl axetat. Câu 19: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit. B. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím. C. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu. D. Trong phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit. Câu 20: Hỗn hợp rắn Ca(HCO3)2, NaOH và Ca(OH)2 có tỉ lệ số mol tương ứng lần lượt là 2:1:1. Khuấy kĩ hỗn hợp vào bình đựng nước dư. Sau phản ứng trong bình chứa? A. CaCO3, NaHCO3. B. NaHCO3. C. Na2CO3. D. Ca(OH)2. Câu 21: Cho dãy các dung dịch sau: C6H5NH2, NH2CH2COOH, HOOC[CH2]2CH(NH2)COOHC2H5NH2, NH2[CH2]2