BT Cam Ung Dien Tu Chuong 5 Vat Ly 11

WORD 23 0.070Mb

BT Cam Ung Dien Tu Chuong 5 Vat Ly 11 là tài liệu môn Vật Lý trong chương trình Lớp 11 được cungthi.online tổng hợp và biên soạn từ các nguồn chia sẻ trên Internet. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn luyện và học tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Bài tập vật lý 11 – Trang 4 Chương 5. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ Tự luận Bài 1. Xác định suất điện động cảm ứng trong khung dây kín, biết trong khoảng thời gian 0,5 s, từ thông giảm từ 1,5 Wb xuống 0. Đs: 3 V. Bài 2. Một khung dây có diện tích 2 cm² đặt trong từ trường, các đường sức từ tạo với mặt phẳng khung dây một góc 30°. Xác định từ thông xuyên qua khung dây, biết rằng B = 5.10–2 T. Đs: Φ = 5.10–6 Wb. Bài 3. Một khung dây hình vuông, cạnh 4 cm, đặt trong từ trường đều, các đường sức xiên qua bề mặt và tạo với pháp tuyến của mặt phẳng khung dây một góc 30°, từ trường có cảm ứng từ 2.10–5 T. Xác định từ thông xuyên qua khung dây nói trên? Đs. 2,77.10–8 Wb. Bài 4. Một khung dây phẳng, diện tích 20 cm², gồm 10 vòng dây đặt trong từtrường đều, góc giữa B và vector pháp tuyến là 30°, B = 2.10–4 T, làm cho từ trường giảm đều về 0 trong thời gian 0,01 s. Hãy xác định suất điện động cảm ứng sinh ra trong khung dây? ĐS. 3,46.10–4 V. Bài 5. Một vòng dây dẫn tròn bán kính r = 10cm, điện trở R = 0,2 Ω; mặt phẳng vòng dây nghiêng góc 30° so với vector cảm ứng từ, có độ lớn B = 0,02T. Xác định suất điện động cảm ứng, độ lớn dòng điện cảm ứng trong vòng dây nếu trong thời gian 0,01s từ trường giảm đều xuống 0. Đs. 0,0628 V; 0,314 A. Bài 6. Vòng dây đồng có điện trở suất ρ = 1,75.10–8 Ω.m; đường kính d = 20cm; tiết diện dây So = 5 mm² đặt vuông góc với cảm ứng từ của từ trường đều. Tính độ biến thiên ΔB/Δt của cảm ứng từ khi dòng điện cảm ứng trong vòng dây là 2A. Đs. 0,14 T/s. Bài 7. Một vòng dây dẫn có diện tích S = 100cm² nối vào một tụ điện C = 0,2nF, được đặt trong từ trường đều, vuông góc mặt phẳng vòng dây, có độ lớn tăng đều với tốc độ 5.10–2 T/s. Tính điện tích của tụ điện. ĐS. q = 0,1 μC. Bài 8. Đoạn dây dẫn dài l = 1m chuyển động với vận tốc v = 0,5m/s theo phương hợp với vector cảm ứng từ một góc 30°, B = 0,2T. Tính suất điện động xuất hiện trong dây dẫn. Bài 9. Trong một ống dây điện có L = 0,6 H, dòng điện giảm đều từ I1 = 0,2 A đến I2 = 0 trong thời gian 12 s. Tính suất điện động tự cảm trong mạch. Bài 10. Tính độ tự cảm của ống dây, biết sau khoảng thời gian t = 0,01 s dòng điện trong mạch tăng từ 1A đến 2,5A và suất điện động tự cảm là 30V. Bài 11. Cường độ dòng điện trong một ống dây giảm từ 12 A xuống 8 A thì năng lượng từ trường của ống dây giảm đi 2J. Tính năng lượng từ trường của ống dây trước và sau khi giảm. Bài 12. Ống dây hình trụ có lõi chân không, chiều dài 20cm, có 1000 vòng, diện tích mỗi vòng S = 1000cm². a. Tính độ tự cảm của ống dây. b. Dòng điện qua ống dây tăng đều từ 0 đến 5A trong 0,1s; tính suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây. c. Khi dòng điện trong ống dây đạt giá trị 5A tính năng lượng từ trường tích lũy trong ống dây. ĐS. 6,38.10–2H; 3,14V; 0,785 J. Bài 13. Dùng định luật Len–xơ tìm chiều dòng điện cảm ứng trong các trường hợp sau Bài 14. Một khung dây kín phẳng hình vuông ABCD có cạnh a = 10cm gồm N = 250 vòng. Khung chuyển động thẳng đều tiến lại khoảng không gian trong đó có từ trường. Trong khi chuyển động cạnh AB và AC luôn nằm trên hai đường thẳng song song như hình vẽ. Tính cường độ dòng điện chạy trong khung trong khoảng thời gian từ khi cạnh CB của khung bắt đầu gặp từ trường đến khi khung vừa nằm hẳn trong từ trường. Chỉ rõ chiều dòng điện trong khung. Cho biết điện trở của khung là 3 Ω. Vận tốc của khung v = 1,5 m/s và cảm ứng từ của từ trường B = 0,005T. Đs. I = 0,0625 A; chiều dòng điện ngược chiều kim đồng hồ. Bài 14. Một khung dây phẳng tròn, bán kính 0,1m, có 100 vòng, đặt trong từ trường đều và vuông góc với các đường cảm ứng từ. Lúc đầu cảm ứng từ có giá trị 0,2T. Tính suất điện động cảm ứng trong cuộn dây nếu a. Trong 0,2s cảm ứng từ tăng đều lên gấp đôi. b. Cảm ứng từ thay đổi theo thời gian có quy luật là Bt = 0,2(1 – t) (B tính bằng T, t tính bằng giây). ĐS: 3,14V; 0,628V Bài 15. Đoạn dây dẫn dài ℓ = 1m chuyển động với vận tốc v = 0,5m/s theo phương hợp với cảm ứng từ một góc 30°, B = 0,2T. Tính suất điện động xuất hiện trong dây dẫn. Đs. 0,05 V. Bài 16. Một thanh dẫn điện dài 40 cm, chuyển động tịnh tiến trong từ trường đều, cảm ứng từ bằng 0,4 T. Vectơ vận tốc của thanh vuông góc với thanh và hợp với các đường sức từ một góc 30°. Suất điện động giữa hai đầu thanh bằng 0,2 V. Tìm vận tốc của thanh. Đs. 2,5 m/s Bài 17. Thanh MN khối lượng m = 2g trượt đều với tốc độ v = 5m/s trên hai thanh thẳng đứng cách nhau l = 50cm được đặt trong từ trường đều nằm ngang như hình vẽ. Biết B = 0,2T. Bỏ qua điện trở tiếp xúc. Cho g = 10m/s². a. Tính suất điện động cảm ứng trong thanh MN. b. Xác định lực từ và dòng điện trong thanh MN. c. Tính R. Đs. a. 0,5 V b. 0,02 N; 0,2 A c. 2,5 Ω. Phần trắc nghiệm Câu 1. Xác định chiều dòng điện cảm ứng trong vòng dây khi nhìn vào mặt trên trong trường hợp cho nam châm rơi thẳng đứng xuyên qua tâm vòng dây giữ cố định nằm ngang. A. Lúc đầu dòng điện cùng kim đồng hồ, sau khi nam châm xuyên qua thì ngược kim đồng hồ. B. Lúc đầu dòng điện ngược kim đồng hồ, sau khi nam châm xuyên