Đề kiểm tra 1 tiết năm 2016 2017 Môn Vật Lý Lớp 12 Sở GD ĐT Đồng Nai File word có lời giải

WORD 11 0.420Mb

Đề kiểm tra 1 tiết năm 2016 2017 Môn Vật Lý Lớp 12 Sở GD ĐT Đồng Nai File word có lời giải là tài liệu môn Vật Lý trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Đề kiểm tra Học kì chương I-II-III năm học 2016-2017 (Đồng Nai) Môn: Vật lý Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1: Con lắc lò xo dao động điều hoà, khi giảm khối lượng của vật nặng của con lắc lò xo 4 lần thì tần số dao động của con lắc: A. Giảm 4 lần B. Giảm 2 lần C. Tăng 2 lần D.Tăng 4 lần Câu 2: Con lắc đơn dao động điều hoà với chu kì 1s tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2, chiều dài của con lắc là: A. 0,245m B. 1,560m C. 0,248m D. 2,480m Câu 3: Con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hoà với biên độ A = 4 cm, chu kỳ T = 0,5s, khối lượng của quả nặng là m = 0,4 kg, (lấy =10). Giá trị cực đại của lực đàn hồi tác dụng vào vật là A. Fmax = 525 N B. Fmax = 5,12 N C. Fmax = 256 N D. Fmax = 2,56 N Câu 4: Một vật khối lượng 500g dao động điều hoà với biên độ 2 cm, tần số 5 Hz, ( lấy = 10). Năng lượng dao động của vật là A. 1 J B. 1 mJ C. 1 kJ D. 0,1 J Câu 5: Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng 0,4 kg gắn vào đầu lò xo có độ cứng 40 N/m. Người ta kéo quả nặng ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 2 cm rồi thả nhẹ cho nó dao động.Chọn gốc thời gian lúc thả vật. Phương trình dao động của vật nặng là: A. B. C. D. Câu 6: Nhận xét nào sau đây là không đúng? A. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào tần số lực cưỡng bức. B. Dao động duy trì có chu kì bằng chu kì dao động riêng của con lắc. C. Dao động tắt dần càng nhanh nếu lực cản của môi trường càng lớn. D. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức. Câu 7: Một chất điểm tham gia đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số và vuông pha nhau, biên độ lần lượt là 3cm và 4cm. Biên độ của dao động tổng hợp là A. 6cm B. 1cm C. 5cm D. 7cm Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động tắt dần B. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động cưỡng bức C. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động riêng D. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động điều hòa Câu 9: Một vật dao động điều hòa với biên độ A, gốc thế năng tại vị trí cân bằng của vật. Li độ của vật bằng bao nhiêu thì tại đó thế năng sẽ bằng động năng? A. B. C. D. Câu 10: Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một trục cố định. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng B. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình sin C. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi D. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động Câu 11: Con lắc lò xo dao động điều hoà, khi đi từ biên về vị trí cân bằng thì chuyển động của con lắc là chuyển động A. chậm dần đều B. chậm dần C. nhanh dần đều D. chậm dần Câu 12: Đặc tính nào sau đây của âm phụ thuộc vào đồ thị dao động âm? A. Độ to B. Âm sắc C. Cường độ âm D. Mức cường độ âm Câu 13: Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox có phương trình là (cm), với t đo bằng s, x đo bằng m. Tốc độ truyền sóng này là A. 6 m/s B. 60 m/s C. 3 m/s D. 30 m/s Câu 14: Một sợi dây đàn hồi dài 60cm, được rung với tần số 50Hz, trên dây tạo thành một sóng dừng ổn định có 3 bụng và 3 nút. Tốc độ truyền sóng trên dây là A. 24m/s B. 20cm/s C. 15m/s D. 30cm/s Câu 15: Khi nói về âm thanh, phát biểu nào sau đây sai? A. âm thanh có thể truyền được trong chất rắn B. âm thanh có tần số lớn hơn 20 KHz C. âm thanh có độ cao phụ thuộc vào tần số D. âm thanh có thể bị phản xạ khi gặp vật cản Câu 16: Cường độ âm chuẩn là I0 = 10-12 W/m2. Cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm là 10-5 W/m2. Mức cường độ âm tại điểm đó là A. 50dB B. 60dB C. 70dB D. 80dB Câu 17: Hai nguồn phát sóng A, B trên mặt nước dao động điều hoà với tần số f = 15Hz, cùng pha. Tại điểm M trên mặt nước cách các nguồn lần lượt là d1 = 13,75 cm và d2 = 17,5 cm sóng có biên độ cực tiểu. Giữa M và trung trực của AB có hai dãy cực đại . Tính vận tốc truyền sóng trên mặt nước. A. v = 15cm/s B. v = 22,5cm/s C. v = 0,2m/s D. v = 5cm/s Câu 18: Một sóng ngang truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với vận tốc sóng v = 0,2 m/s, chu kỳ dao động T = 5 s. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động ngược pha nhau là A. 1m B. 1,5m C. 2m D. 0,5m Câu 19: Một sóng cơ lan truyền dọc theo một trục Ox. Phương trình sóng tại nguồn O có dạng u0 = 3 cos 10πt (cm), tốc độ truyền sóng là 1 m/s. Coi biên độ sóng không đổi khi sóng truyền đi. Phương trình dao động tại M cách O một đoạn x = 7,5 cm có dạng A. u = 3cos(10πt + π) (cm) B. u = 3cos(10πt + 0,75π) (cm) C. u = 3cos(10πt - π) (cm) D. u = 3cos(10πt – 0,75π) (cm) Câu 20: Một sóng cơ lan truyền trên một sợi dây đàn hồi rất dài. Phương trình sóng tại điểm M trên dây là u = 4cos20πt (cm). Coi biên độ sóng không thay đổi. Ở thời điểm t, li độ của M bằng 3 cm thì ở thời điểm t + 0,25 (s) li độ của M sẽ bằng: A. 3 cm B. - 3 cm C. cm D. cm Câu 21: Chọn phát biểu đúng khi nói về sự phản xạ sóng. Tại điểm phản xạ thì sóng phản xạ: A. luôn cùng pha với sóng tới B. luôn ngược pha với sóng tới C. cùng pha với sóng tới nếu vật cản là cố định D. cùng pha với sóng tới nếu vật cản là tự do C