De minh hoa thptqg nam 2017 mon van de so 14 file word co loi giai

WORD 142 0.076Mb

De minh hoa thptqg nam 2017 mon van de so 14 file word co loi giai là tài liệu môn Văn Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

ĐỀ SỐ 14 Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Phở cũng có những quy luật của nó. Như tên các hàng phở, hiệu phở. Tên người bán phở thường chỉ dùng một tiếng, lấy ngav cái tên cúng cơm người chủ hoặc tên con mà đặt làm tên gánh, tên hiệu, ví dụ phở Phúc, phở Lộc, phở Thọ, phở Trưởng ca, phở Tư... [...] Quần chúng nhân dân, nhất là nhân dân Hà Nội có nhiều sáng kiến để đặt tên cho những người họ yêu tin. Anh hàng phở ấy hãy đứng ở đâu bán hàng, họ lấy luôn cái địa điểm ấy mà gọi thành tên người Bác phở Nhà thương, ông phở Đầu ghi, anh phở Bến tàu điện, anh phở Gầm cầu... Có khi lấy một vài nét đặc thù trong cách phục sức mà gọi. Cái mũ tàu bay trên đầu ông bán phở thời Tây xưa, đã thành cái tên một người bán phở trứ danh của thủ đô sau này. [...] Trong nghề phở, nó cũng có những cái nề nếp của nó. (2) Nhưng khoa phở đã có những việc nó đòi phá cả những khuôn phép của nó. Theo tôi nghĩ, cái nguyên tắc cơ bản của phở là làm bằng thịt bò. [...] Có phải là vì muốn chống công thức mà người ta đã làm phở vịt, phở xá xíu, phớ chuột? Cứ cái đà tìm tòi ấy, thì rồi sẽ có những hàng phở ốc, phở ếch, phở dê, chó, khỉ, ngựa, tôm, cá chép, bồ câu, cắc kè... nghĩa là loạn, phở nôi loạn. Có nhẽ ngày ấy thiên hạ sẽ gọi là đi ăn một thứ phở Mỹ miếc gì đó. (Nguyễn Tuân - Phở) Câu 1: Món ăn mà Nguyễn Tuân đề cập đến trong đoạn trích trên đem lại cho anh (chị) ấn tượng gì? . Câu 2: Đoạn trích trên được triển khai thành hai ý cụ thể. Đó là những ý nào? . Câu 3: Đoạn trích sử dụng nhiều từ ngữ đặc biệt như: cứ cái đà tìm tòi ấy, thứ phở Mỹ miếc, đó lại là chuyện khác. Anh (chị) hãy phân tích tác dụng của những từ ngữ đó. . Câu 4: Chỉ ra thao tác lập luận của đoạn trích (2). . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Thời gian qua, cộng đồng mạng xôn xao câu chuyện về một cụ ông khắc khô, già nua cầm miếng bìa giấy ghi dòng chữ “xin tiền về quê” Ngay khi câu chuyện lan rộng, đã có hẳn một diễn đàn kêu gọi lòng hảo tâm hỗ trợ kinh phí đủ để đưa cụ ông trở về quê. Tuy nhiên, khi tìm hiểu kĩ lưỡng về hoàn cảnh gia đình, phóng viên được biết ông già khắc khô kế trên hoàn toàn đủ sống với một người vợ, ba con trai đã lập gia đình, hai sào ruộng và một con bò ở quê. (Nguồn: Báo điện tử Dân Trí, tháng 8/2015) Từ câu chuyện trên, anh (chị) suy nghĩ gì về vấn đề lòng tốt bị lợi dụng trong xã hội hiện nay? Trình bày bằng đoạn văn khoảng 200 từ. Câu 2 (5 điểm): “Kí Hoàng Phủ Ngọc Tường vừa giàu chất trí tuệ, vừa giàu chất thơ, nội dung thông tin về văn hóa lịch sử rất phong phú” (Ngữ văn 12 - Tập I). Anh (chị) hãy phân tích bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường để làm rõ nhận định trên. GỢI Ý LÀM BÀI (Kèm audio CD) Phần I. Đọc - hiểu (3 điểm) Câu 1: Ấn tượng của người đọc đối với món ăn mà Nguyễn Tuân miêu tả: Bình thường một món ăn người ta chỉ quan tâm đến những công thức, nguyên liệu, cách thường thức, cách bảo quản... Còn nhà văn Nguyễn Tuân lại nhìn nhận món ăn ở khía cạnh khác: Món ăn cũng có những quy tắc, luật lệ và có sự phá vỡ luật lệ. Cùng một vấn đề nhưng Nguyễn Tuân triển khai ở một góc nhìn khác, một khía cạnh khác, làm nên sự thú vị cho người đọc. . Câu 2: Hai ý được triển khai trong đoạn trích trên: - Ý 1: Phở có những quy định riêng của nó. Phần này miêu tả cách gọi tên các quán phở cũng dựa vào một quy định nào đó, một hình thức nào đó. Chẳng hạn đặt tên theo tên cúng cơm, theo một cái tật nguyền trên thân thể, theo một người mà họ yêu tin.... - Ý 2: Phở cũng có sự phá luật lệ. Phở không chỉ được làm bằng bò như “nguyên tắc cơ bản” mà còn có thể làm bằng nhiều nguyên liệu khác như gà, vịt, ốc, ếch ,.. Câu 3: Các từ ngữ đặc biệt như: cứ cái đà tìm tỏi ấy, thứ phở Mỹ miếc, đó lại là chuyện khác là những từ mang tính khẩu ngữ có đặc điểm bình dị, tự nhiên, gần gũi.. Tác dụng: Phù hợp để thể hiện giọng điệu cá nhân, cung cấp những hiểu biểt cá nhân về vấn đề được nói tới. Cách nói không khoa trương hình thức đem lại cảm giác nhẹ nhàng, gần gũi với người đọc. . Câu 4: Đoạn trích (2) sử dụng thao tác lập luận chính là thao tác chứng minh (chứng minh phở cũng phá vỡ những quy luật của nó bằng việc tạo ra nhiều loại phở phong phú đa dạng). Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Yêu cầu về hình thức: - Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ. - Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,... Yêu cầu về nội dung: - Giải thích + Giải thích từ ngữ: Lòng tốt được hiểu là sự cảm thông giữa người với người trong xã hội, thường là đối với con người phải chịu hoàn cảnh khố cực về vật chất hoặc tinh thần trong xã hội. Lòng tốt có thể biểu hiện bằng sự chia sẻ về tinh thần hay san sẻ về vật chất để giúp con người trở nên tốt đẹp hơn + Giải thích vấn đề: vấn đề được đặt ra là cụ ông trong câu chuyện đã lợi dụng lòng tốt của một bộ phận không nhỏ thanh niên hiện nay, kêu gọi lòng thương xót từ mọi người để kiếm lợi. - Phân tích, bình luận ý kiến + Lòng tốt trong xã hội hiện đại bị lợi dụng như thế nào? Tại sao lại dẫn đến sự việc này trong xã hội hi