ĐỀ THI HSG CẤP TỈNH HƯNG YÊN DE SINH SO 1 (CHÍNH THỨC)

WORD 225 0.264Mb

ĐỀ THI HSG CẤP TỈNH HƯNG YÊN DE SINH SO 1 (CHÍNH THỨC) là tài liệu môn Sinh Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOHƯNG YÊN ĐỀ CHÍNH THỨC(Đề thi có 02 trang) KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH NĂM HỌC 2017 – 2018Môn thi: SINH HỌCThời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1 (2,5 điểm). Em hãy cho biết: a. Nguyên tắc bổ sung là gì? b. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong các cấu trúc di truyền? c. Trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền, nếu nguyên tắc bổ sung bị vi phạm có thể gây ra hậu quả gì? Câu 2 (3,0 điểm). a. Nêu các đặc trưng của ADN. b. Phân tử ADN mạch kép có thể bị biến tính bởi nhiệt độ, nhiệt độ mà tại đó 2 mạch của ADN tách nhau ra thành hai mạch đơn gọi là nhiệt độ biến tính (nhiệt độ nóng chảy). Các phân tử ADN mạch kép sau đây có cùng chiều dài, hãy sắp xếp theo thứ tự nhiệt độ biến tính giảm dần của các ADN và giải thích. Biết: ADN1 có 20%A, ADN2 có 35%G, ADN3 có 15%X, ADN4 có 40%T, ADN5 có 10%T. c. Ở Opêron Lac, nếu đột biến điểm xảy ra ở vùng khởi động, vùng vận hành, gen cấu trúc có thể ảnh hưởng như thế nào tới quá trình phiên mã? Câu 3 (2,5 điểm). a. Bộ nhiễm sắc thể của các loài được đặc trưng bởi những yếu tố nào? b. Các cơ chế nào giúp duy trì tính ổn định của bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội qua các thế hệ cơ thể? c. Khi quan sát tiêu bản tế bào của một con châu chấu, người ta đếm được tổng số 23 nhiễm sắc thể. Có thể rút ra kết luận gì? Mô tả cơ chế hình thành con châu chấu nói trên. Câu 4 (3,0 điểm). a. Sự trao đổi chéo giữa các crômatít xảy ra ở thời điểm nào trong quá trình phân bào? Trong giảm phân, sự trao đổi chéo có thể dẫn đến những kết quả nào? b. Trong các tế bào sinh dưỡng của một người đều có bộ nhiễm sắc thể 44A+XXY. Hãy nêu đặc điểm và cơ chế hình thành cơ thể nói trên. Câu 5 (3,0 điểm). Ở ruồi giấm, xét các cá thể có kiểu gen XMXm và XMY. a. Theo dõi 1000 tế bào sinh dục của ruồi cái giảm phân, người ta thấy có 200 tế bào xảy ra trao đổi chéo ở cặp , các cặp khác không có sự thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể. Hãy xác định tần số hoán vị gen (trao đổi chéo). b. Quá trình giảm phân của các cơ thể trên nếu không xảy ra đột biến có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử? c. Nếu cho hai cá thể có kiểu gen nói trên lai với nhau, theo lí thuyết có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con? Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng và trội lặn hoàn toàn. Câu 6 (2,5 điểm). Tính trạng nhóm máu ở người do 1 gen gồm 3 alen: IA, IB, IO quy định. Kiểu gen IAIA, IA IO quy định nhóm máu A Kiểu gen IBIB, IB IO quy định nhóm máu B Kiểu gen IAIB, quy định nhóm máu AB Kiểu gen IOIO quy định nhóm máu O a. Một trẻ có nhóm máu O và một trẻ có nhóm máu A được sinh ra bởi 2 cặp vợ chồng khác nhau. Cặp vợ chồng thứ nhất người chồng nhóm máu A, vợ nhóm máu B. Cặp vợ chồng thứ hai người chồng nhóm máu O, vợ nhóm máu AB. Hãy cho biết mỗi đứa trẻ nói trên được sinh ra bởi cặp vợ chồng nào? Giải thích. b. Ở một cộng đồng người đang cân bằng di truyền có 49% người nhóm máu O, 32% người nhóm máu A, 15% người nhóm máu B, 4% người nhóm máu AB. Hãy xác định: - Tỉ lệ các loại kiểu gen của cộng đồng này. - Khả năng một cặp vợ chồng trong cộng đồng này đều nhóm máu A sinh được hai người con cùng nhóm máu nhưng khác nhau về giới tính. Câu 7 (2,0 điểm). Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn, quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường. Xét phép lai P: AaBbDDEe x AaBbDdEe, hãy xác định: a. Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội và một tính trạng lặn ở đời con. b. Tỉ lệ kiểu hình mang ít nhất 2 tính trạng trội ở đời con. c. Tỉ lệ kiểu gen chứa 2 cặp gen đồng hợp ở đời con. d. Tỉ lệ kiểu gen có chứa 3 alen trội ở đời con. Câu 8 (1,5 điểm). Ở một loài thực vật, khi lai giữa 2 cơ thể thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng đời con F1 thu được 100% cây hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn đời con F2 thu được tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Có thể giải thích kết quả trên như thế nào? Viết sơ đồ lai minh họa. -----------------------Hết----------------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:.....................................................; Số báo danh........................... Chữ kí của cán bộ coi thi: ............................................. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOHƯNG YÊN ĐỀ CHÍNH THỨC(Đề thi có 02 trang) ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH THPT NĂM HỌC 2017 – 2018Môn thi: Sinh học HƯỚNG DẪN CHẤM (Gồm có 7 trang) Câu 1: (2,5 điểm). Em hãy cho biết: a. Nguyên tắc bổ sung là gì? b. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong các cấu trúc di truyền? c. Trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền, nếu nguyên tắc bổ sung bị vi phạm có thể gây ra hậu quả gì? Câu Nội dung Điểm 1 a. Nguyên tắc bổ sung là nguyên tắc kết cặp giữa các bazơ nitric(nuclêôtít). Trong đó một Purin (bazơ kích thước lớn) bổ sung với một pirimidin (bazơ kích thước nhỏ), A liên kết với T hoặc U bởi 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bởi 3 liên kết hiđrô.b. Trong cấu trúc di truyền nguyên tắc bổ sung được th