Đề thi thử THPT QG Môn Địa Lý Năm học 2017 2018 THPT Phạm Công Bình Vĩnh Phúc Lần 1 File word có lời giải chi tiết

WORD 161 0.074Mb

Đề thi thử THPT QG Môn Địa Lý Năm học 2017 2018 THPT Phạm Công Bình Vĩnh Phúc Lần 1 File word có lời giải chi tiết là tài liệu môn Địa Lý trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Câu 1: Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo nào? A. Xômali B. Ibêrich C. Đông Dương D. Arap Giải thích: Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á Đáp án: C Câu 2: Biển Đông nằm trong vùng khí hậu A. Cận nhiệt đới gió mùa B. nhiệt đới ẩm gió mùa. C. Xích đạo và cận Xích đạo. D. ôn đới Hải Dương và cận nhiệt gió mùa. Giải thích: Biển Đông nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa (sgk Địa lí 12 trang 36) Đáp án: B Câu 3: Trên đất liền, đường biên giới Việt Nam - Lào có chiều dài A. 2100km B. 1300km C. 4600km D. 1400km Giải thích: Trên đất liền, đường biên giới Việt Nam - Lào có chiều dài gần 2100 km (sgk Địa lí 12 trang 13) Đáp án: A Câu 4: Sự cố môi trường biển năm 2016 ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường vùng biển các tỉnh nào thuộc khu vực miền Trung nước ta? A. Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế B. Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Thanh Hóa C. Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. D. Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng. Giải thích: Sự cố môi trường biển năm 2016 ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường vùng biển các tỉnh thuộc khu vực miền Trung nước ta bao gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế Đáp án: C Câu 5: Nước ta có tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng là do vị trí địa lí nước ta A. Nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc B. Nằm liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải C. Tiếp giáp Biển Đông. D. Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa. Giải thích: Nước ta có tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng là do vị trí địa lí nước ta nằm liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải (sgk Địa lí 12 trang 16) Đáp án: B Câu 6: Nét khác biệt về khí hậu của miền Bắc Mi-an-ma và miền Bắc Việt Nam so với các nước Đông Nam Á còn lại là A. Thường xuyên có bãoB. Nóng quanh năm C. Có lượng mưa lớn D. Có mùa đông lạnh Giải thích: Nét khác biệt về khí hậu của miền Bắc Mi-an-ma và miền Bắc Việt Nam so với các nước Đông Nam Á còn lại là có mùa đông lạnh (sgk Địa lí 11 trang 99). Các nước Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa, Đông Nam Á biển đảo có khí hậu nhiệt đới gió mùa và Xích Đạo... “Tuy vậy, một phần lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma, Bắc Việt Nam có mùa đông lạnh” Đáp án: D Câu 7: Những thiên tai nào sau đây đang đe dọa đồng bằng sông Cửu Long nước ta? A. Lũ quét, sạt lở đất, sương muối, rét hại. B. Bão nhiệt đới, lũ ống, ngập lụt C. Hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường, sạt lở bờ sông D. Ngập lụt, hạn hán, động đất, cháy rừng và bão nhiệt đới. Giải thích: Những thiên tai đang đe dọa đồng bằng sông Cửu Long nước ta là Hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường, sạt lở bờ sông. Đồng bằng sông Cửu Long ít chịu ảnh hưởng của bão hơn so với các vùng khác trong cả nước, đồng thời đây là vùng không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh nên không có sương muối, rét hại Đáp án: C Câu 8: Cho biểu đồ sau: Biểu đồ thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2004 Nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990-2004? A. Cán cân xuất nhập khẩu các năm luôn dương, Nhật Bản là nuớc xuất siêu B. Nhìn chung, giá trị xuất khẩu có xu hướng tăng C. Giá trị xuất khẩu luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu D. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu. Giải thích: Dựa vào biểu đồ đã cho nhận thấy giá trị xuất khẩu luôn lớn hơn giá trị nhập khẩutỉ trọng giá trị xuất khẩu trong tổng giá trị xuất nhập khẩu sẽ luôn lớn hơn tỉ trọng giá trị xuất khẩuNhận xét tỉ trọng giá trị xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu là không đúng Chú ý: Nếu không thể suy luận logic như trên, có thể lập bảng tính cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu, trong đó Tỉ trọng xuất khẩu = giá trị xuất khẩu/ Tổng giá trị xuất nhập khẩu*100% Tỉ trọng nhập khẩu = giá trị nhập khẩu/ Tổng giá trị xuất nhập khẩu*100% Đáp án: D Câu 9: Trung Quốc có diện tích lớn thứ mấy thế giới? A. Thứ tư B. Thứ năm C. Lớn nhất D. Thứ hai Giải thích: Trung Quốc có diện tích lớn thứ 4 thế giới (sau LB Nga, Ca-na-da và Hoa Kì) (sgk Địa lí 11 trang 86) Đáp án: A Câu 10: Khu vực Đông Nam Á là nơi tiếp giáp giữa A. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương B. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương C. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương D. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương Giải thích: Khu vực Đông Nam Á là nơi tiếp giáp giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương (sgk Địa lí 11 trang 98) Đáp án: A Câu 11: Cho bảng số liệu sau: Giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc, giai đoạn 1990 – 2010 (Đơn vị: tỉ USD) Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2010, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ cột chồng. B. Biểu đồ miền C. Biểu đồ tròn D. Biểu đồ cột ghép. Giải thích: Dựa vào bàng số liệu đã cho, và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu qua nhiều năm ( 4 năm) là biểu đồ miền Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2010, biểu đồ miền thích hợp nhất Đáp án: B Câu 12: Việc xây dựng