Đề trắc nghiệm khảo sát chất lượng môn sử lớp 12KSCL 2 SU 12 3 479

WORD 153 0.058Mb

Đề trắc nghiệm khảo sát chất lượng môn sử lớp 12KSCL 2 SU 12 3 479 là tài liệu môn Lịch sử trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚCTRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO ĐỀ THI KSCL LẦN 2 NĂM HỌC 2017 2018MÔN THI: LỊCH SỬ 12 Thời gian làm bài 50 phút không kể thời gian phát đề (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 479 Câu 1: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của kinh tế Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Làm giàu nhờ buôn bán vũ khí trong chiến tranh. B. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào. C. Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài nhất là sự viện trợ của Mĩ. D. Áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất để tăng năng xuất, hạ giá thành. Câu 2: Sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, giai cấp đã nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại là A. nông dân. B. tiểu tư sản. C. tư sản. D. công nhân. Câu 3: Trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava biểu hiện cho A. quan hệ hợp tác quân sự giữa Mĩ và Liên Xô. B. sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe. C. sức mạnh quân sự của Mĩ. D. sự lớn mạnh của Chủ nghĩa xã hội. Câu 4: Hội nghị Ianta diễn ra tại quốc gia nào sau đây? A. Liên Xô. B. Mĩ C. Pháp. D. Anh. Câu 5: Đánh giá tác động của xu thế toàn cầu hóa đối với Việt Nam? A. Là cơ hội to lớn cho Việt Nam. B. Là thách thức to lớn đối với Việt Nam. C. Vừa là thời cơ, vừa là thách thức to lớn đối với Việt Nam. D. Thúc đẩy nhanh, mạnh sự phát triển sản xuất. Câu 6: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bị chiếm đóng bới lực lượng quân đội A. Liên Xô B. Anh. C. Pháp. D. Mĩ. Câu 7: Biến đổi quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. đều gia nhập tổ chức ASEAN. B. nhiều nước giành được độc lập. C. kinh tế đều có bước phát triển vượt bậc. D. đều tham gia tổ chức Liên Hợp quốc. Câu 8: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất vào khoảng những năm A. 80. B. 60. C. 70. D. 90. Câu 9: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ngoài thực dân Pháp, còn có giai cấp nào trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam? A. Tiểu tư sản. B. Tư sản mại bản. C. Trung, tiểu địa chủ. D. Tư sản dân tộc. Câu 10: Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh lạnh là A. hai nước Liên Xô và Mĩ đều muốn nắm quyền lãnh đạo thế giới. B. Liên Xô và Mĩ đối lập nhau về mục tiêu chiến lược. C. Mĩ nắm độc quyền về vũ khí nguyên tử. D. Mĩ giành được nhiều nguồn lợi từ cuộc chiến tranh. Câu 11: Phong trào có ý nghĩa như một cuộc tập dượt lần thứ nhất chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 là A. phong trào dân chủ 1936 – 1939. B. phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1925. C. phong trào 1930 – 1931. D. Phong trào Ba Son (8/1925). Câu 12: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp được thực hiện ở Đông Dương trong khoảng thời gian nào? A. 1919 - 1929 B. 1897 - 1914 C. 1914 – 1918. D. 1918 - 1939. Câu 13: Điểm giống nhau cơ bản về kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau những năm 50 đến năm 2000 là: A. đều chịu sự cạnh tranh các nước xã hội chủ nghĩa. B. đều là siêu cường kinh tế của thế giới. C. đều không chịu tác động của khủng hoảng kinh tế. D. đều là trung tâm kinh tế- tài chính của thế giới. Câu 14: Địa vị pháp lí của Liên bang Nga sau khi Liên Xô tan rã là A. là “quốc gia kế tục Liên Xô”, kế thừa vị trí của Liên Xô trên trường quốc tế. B. một nước tư bản phát triển, một cường quốc Âu-Á. C. một quốc gia độc lập như các nước cộng hòa khác. D. tiếp tục duy trì mô hình Chủ nghĩa xã hội của Liên Xô. Câu 15: Sự kiện đánh dấu bước tiến mới của phong trào cách mạng Việt Nam kể từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất là A. cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925) và cuộc truy điệu Phan Châu Trinh năm 1926 B. hoạt động xuất bản báo, sách của tầng lớp tiểu tư sản trí thức. C. cuộc bãi công của công nhân xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn năm 1925. D. phong trào “bài trừ ngoại hóa” của giai cấp tư sản. Câu 16: Một trong những biểu hiện cho xu thế hòa hoãn Đông – Tây là A. Sự ra đời của NATO. B. Chiến tranh cục bộ diễn ra ở nhiều nơi. C. Tuyên bố của Tổng thống Truman (3/1947). D. Đinh ước Henxinki được kí kết (8/1975). Câu 17: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, thái độ chính trị của giai cấp tư sản dân tộc như thế nào? A. Có tinh thần cách mạng triệt để. B. Có thái độ kiên quyết trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp. C. Ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ. D. Là lực lượng phản động của cách mạng. Câu 18: Trong giai đoạn đầu (1967 – 1975), ASEAN là một tổ chức A. phát triển toàn diện. B. liên kết chặt chẽ. C. non trẻ, hợp tác lỏng lẻo. D. lớn mạnh, hợp tác hiệu quả. Câu 19: Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, vì A. kinh tế trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. B. kinh tế thế giới ngày càng suy thoái và khủng hoảng. C. do ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. D. do tác động mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa. Câu 20: Hậu quả lớn nhất mà cuộ