HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HOÁ 11 CB (09 10)

WORD 14 0.134Mb

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HOÁ 11 CB (09 10) là tài liệu môn Hóa Học trong chương trình Lớp 11 được cungthi.online tổng hợp và biên soạn từ các nguồn chia sẻ trên Internet. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn luyện và học tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HOÁ HỌC A. LÝ THUYẾT I) Chương 1: - Khái niệm chất điện ly, phân loại chất điện li. - Định nghĩa axit, bazơ theo arenius. - Hi đroxit lưỡng tính:Zn(OH)2, Al(OH)3. - Muối: thành phần phân loại muối,môi trường của dung dịch muối dựa vào phản ứng thuỷ phân. - Tính PH của dung dịch axit,bazơ, nồng độ mol của các ion trong dung dịch. - Điều kiện để có phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li và vận dụng để viết phương trình phân tử, ion và ion rút gọn II) Chương 2: - Từ đặc điểm cấu tạo suy ra tính chất của nitơ. - Tính chất của amoniac( vừa có tính bazơ vừa có tính khử). * Lưu ý phản ứng tạo phức với dung dịch NH3 . - Tính chất của muối amoni . - Nắm vững tính axít và tính oxi hoá của HNO3 ( phương trình phản ứng oxi hoá khử của kim loại phi kim tác dụng với HNO3 và lưu ý sản phẩm khử) - Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân muối Nitrat.so sánh tính chất của P đỏ, P trắng. - H3PO4 là axit ba nấc , axit trung tính. - Nhận biết ion NO3- ,PO43-, NH4+. - Tính tỷ lệ % N trong đạm. P trong lân… III) Chương 3: - Tính chất hoá học của cacbon và silic ( oxi hoá và khử). - Tính chất của muối cacbonat. * Lưu ý phản ứng CO2 vào dung dịch NaOH tạo muối gì? Vào Ca(OH)2, tạo muối gì? IV) Chương 4: - Phân loại hợp chất hữu cơ và đặc điểm. - Phân tích định tính và định lý chất hữu cơ * (lưu ý biểu thức tính % của các nguyên tố) - Các công thức của hợp chất hữu cơ. -Cách thiết lập công thức phân tử chất hữu cơ. B. BÀI TẬP I) Tự luận: Câu 1: Viết phương trình điện li của các chất sau đây. HNO3, Ba(OH)2, FeCl3, CuSO4, Fe2(SO4)3, H2CO3, H2S, H3PO4, H2SO3,HClO, KClO3, (NH4)2SO4. (các axit phân li theo từng nấc). Câu 2: Trộn lẫn 200 ml dung dịch NaCl 1M với 150 ml dung dịch CaCl2 0,3M . tính nồng độ mol các ion trong dung dịch thu được. Câu 3:Trộn lẫn 500 ml dung dịch NaOH 1,5M với 20 ml dung dịch H2SO4 3M tạo dung dịch A. a) Tính CM ion trong dung dịch A. b) Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch Ba(OH)2 0,1 M để trung hoà dung dịch A. Câu 4: Một dung dịch A gồm 0,03 mol Ca2+ ,0,06 mol Al3+ , 0,06 mol NO3-, 0.09 mol SO42_. Muốn có dung dịch này phải hoà tan hai muối nào vào nước. Câu 5:Cho 50 ml dung dịch Ba(OH)2 2M . tính nồng độ mol ion OH- trong dung dịch thu được khi. a) Thêm vào dung dịch trên 50 cm3 nước . b) Đun nóng dung dịch trên để thể tích dung dịch còn lại một nữa c) Thêm vào dung dịch trên 50 ml dung dịch NaOH 1M. Câu 6: Tính PH của các dung dịch sau: a) Dung dịch HCl0,01 M b) Dung dịch Ba(OH)2 0,005 M. Câu 7: Cho 3,9 gam Zn vào 0,5 lit dung dịch HCl có pH =2. a) Zn hay axit chất nào hết. b) Tính thể tích khí thoát ra ở 270C 2at. Câu 8:Trộn theo tỷ lệ thể tích 1:1 dung dịch H2SO4 0,05 M với dung dịch HCl 0,1 M được 200ml dung dịch A. a) Ttính nồng độ mol/litcủa ion H+ trong dung dịch A. b) Ttính PH của dung dịch A. c) Cần bao nhiêu lít dung dịch hổn hợp B chứa đồng thời NaOH 0,1M và KOH 0,05 M để trung hoà dung dịch A. Câu 9:Cho quỳ tím vào các dung dịch NaHCO3, NH4Cl, KHSO4, K2SO4, sẽ có hiện tượng gì? viết phương trình minh hoạ. Câu 10: Trộn 150 ml dung dịch KHSO4 1M với 100 ml dung dịch KOH 2M được dung dịch A. a) Viết phương trình phân tử ion và ion thu gọn. b) Cô cạn dung dịch A thu những chất gì? Bao nhiêu gam c) CM ion trong dung dịch A. Câu 11:Cho 4 lit N2 và 14 lit H2 vào bình phản ứng . thể tích hỗn hợp thu được sau phản ứng là 16,4 lit. Tính thể tích khí NH3 tạo thành và hiệu suất phản ứng . khí đo cùng điều kiện. Câu 12: Bơm 2 lit NO vào một bình đựng 10 lit không khí. a) Tính thể tích khí NO2 tạo thành. b) Tính thành phần % theo thể tích khí thu được sau phản ứng biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí . khí đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Câu 13: Trộn 50 ml hổn hợp NO và N2 với 25ml không khí thu được hổn hợp khí có thể tích bằng 70ml. thêm vào hổn hợp này 145 ml không khí thì thể tích bằng 200ml. tính thành phần % theo V của hổn hợp đầu. Câu 14: Cho 1.12 lít NH3 (Hcc) tác dụng 16 gam CuO nung nóng , sau phản ứng còn lại chất rắn X . a) Tính m chất rắn X. b) Tính thể tích dung dịch HCl 0,5 M đủ để tác dụng với X. Câu 15:Tính thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,025M cần cho vào 100ml dung dịch gồm HNO3 và HCl có PH =1 để PH của hổn hợp thu được =2. Câu 16:Trộn 200ml dung dịch hổn hợp gồm HCl 0,08 mol/lit và H2SO4 0,01 mol/lit với 200ml dung dịch Ba(OH)2 a mol/lit, thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có PH=12 Tính m và a. Câu 17:Trộn 200ml dung dịch chứa HCl 0,01M và H2SO4 0,025M với 300ml dung dịch chứa NaPH 0,015M và Ba(OH)2 0,02M thu được 500ml dung dịch Y. PH của dung dịch Y là bao nhiêu. Câu 18: Phải lấy dung dịch HCl có PH=5(V1) cho vào dung dịch KOH có thể tích =9(V2) theo tỷ lệ thể tích V1/V2 như thế nào để được dung dịch có PH = 8. a. 1/10. b. 2/9. c.9/11. d. 3/8. Câu 19: SụcV lit CO2 (đkc)vào 100ml dung dịch Ba(OH)2 có PH=14 tạo thành 3,94 gam kết tủa . giá trị của V là: a. 0,449 lit. b.1,792lit. c.0,763 lit. d. ab đúng. Câu 20. Hoà tan hết 5,6g Fe hết trong dung dịch HNO3 sau phản