Tóm Tắt Lý Thuyết Lịch Sử 11

PDF 658 3.036Mb

Tóm Tắt Lý Thuyết Lịch Sử 11 là tài liệu môn Lịch sử trong chương trình Lớp 11 được cungthi.online tổng hợp và biên soạn từ các nguồn chia sẻ trên Internet. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn luyện và học tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

NHẬT BẢN I. NHẬT BẢN TỪ ĐẦU THẾ KỈ XIX ĐẾN TRƯỚC NĂM 1868 1. Kinh tế, xã hội, chính trị Nhật trước năm 1868 Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến,Thiên hoàng có vị trí tối cao nhưng quyền lực thực tế nằm trong tay Sô-gun (tướng quân). Kinh tế: Nông nghiệp: quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Công thương nghiệp: mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Xã hội: Gồm có 4 tầng lớp: Đaimyô, sumurai, tư sản công thương nghiệp và nông dân thị dân Nổi lên mâu thuẫn giữa nông dân, tư sản thị dân với chế độ phong kiến lạc hậu Chính trị: Quyền hành thực tế thuộc về Tướng quân nên nổi lên mâu thuẫn giữa Thiên hoàng và các thế lực Tướng quân 2. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây Năm 1854, Mạc phủ kí với Mĩ hiệp ước bất bình đẳng. Anh, Pháp, Nga, Đức cũng bắt Nhật kí những hiệp ước bất bình đẳng với những điều kiện nặng nề. II. DUY TÂN MINH TRỊ 1. Nguyên nhân Chính quyền Mạc phủ kí những hiệp ước bất bình đẳng với nước ngoài  mâu thuẫn xã hội gây gắt, nổi lên phong trào “đảo Mạc”  chính quyền Mạc phủ bị lật đổ Tháng 1/1868, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện cải cách trên mọi lĩnh vực kinh tế, quân sự… 2. Nội dung: Chính trị: Thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân Năm 1889, ban hành hiến pháp mới, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. Kinh tế: Thống nhất tiền tệ (đồng Yên). Thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn. Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống… Quân sự: Quân đội được tổ chức, huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh. Chú trọng phát triển công nghiệp đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí, đạn dược, mời chuyên gia quân sự nước ngoài. Giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc (3 năm) Chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong giảng dạy Cử học sinh đi du học nước ngoài… 3. Kết quả Tính chất: là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để Ý nghĩa: Nhật thoát khỏi số phận một nước thuộc địa. Trở thành một nước tư bản ở châu Á, chuyển nhanh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa III. NHẬT BẢN CHUYỂN SANG GIAI ĐOẠN ĐẾ QUỐC CHỦ NGHĨA 1. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Kinh tế: 30 năm cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản Nhật phát triển nhanh Công nghiệp nặng, ngoại thương, hàng hải có những chuyển biến quan trọng. Tập trung tư bản, sản xuất trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng. Xuất hiện các công ti độc quyền như Mít-xưi, Mít-su-bi-si… Đối ngoại: Thi hành chính sách xâm lược và bành trướng Chiến tranh Đài Loan (1874) Chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895) Chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905) Tính chất: Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt 2. Phong trào đấu tranh của công nhân Công nhân đấu tranh, đòi cải thiện đời sống, đòi quyền tự do, dân chủ. Các tổ chức nghiệp đoàn ra đời. Năm 1901, Đảng xã hội dân chủ Nhật được thành lập. ẤN ĐỘ VÀ TRUNG QUỐC I. ẤN ĐỘ 1. Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX: Thế kỉ XVII, Ấn Độ suy yếu do sự tranh giành quyền lực giữa các lãnh chúa phong kiến tạo điều kiện cho các nước phương Tây xâm lược giữa thế kỉ XIX Ấn Độ trở thành thuộc địa của Anh. Hậu quả: Đời sống nhân dân Ấn Độ ngày càng khó khăn Nạn đói liên tiếp xảy ra (20 năm cuối XIX có gần 26 triệu người chết đói). Về chính trị- xã hội: Thực dân Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ thực hiện chính sách “chia để trị”, mua chuộc giai cấp phong kiến, tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội. 2. Đảng Quốc Đại và phong trào dân tộc (1885- 1908): a. Sự thành lập Đảng Quốc Đại: Nguyên nhân: Giữa XIX, giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ ra đời và đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội (mở nhiều xí nghiệp, làm đại lí tiêu thụ cho các hãng buôn của Anh) muốn tự do phát triển kinh tế, đòi hỏi được tham gia chính quyền nhưng đều bị thực dân Anh kìm hãm. Cuối 1885, Đảng Quốc dân đại hội (Đảng Quốc đại) được thành lập tại Bom – bay chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản, đánh dấu giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị với tư cách là một lực lượng chính trị độc lập. Hoạt động: Trong 20 năm đầu (1885-1905) đảng chủ trương đấu tranh theo phương pháp ôn hòa, đòi thực dân Anh tiến hành cải cách, phản đối phương pháp đấu tranh bằng bạo lực (yêu cầu Anh nới rộng các điều kiện để họ tham gia các hội đồng tự trị địa phương, phát triển kĩ nghệ, cải cách giáo dục, xã hội..) Thực dân Anh từ chối và tìm cách hạn chế hoạt động của Đảng Quốc đại. Phái dân chủ cấp tiến đứng đầu là Ti-lắc phản đối thái độ thỏa hiệp ôn hòa của phái “ôn hòa” và đòi hỏi phải có một thái độ kiên quyết chống Anh nội bộ Đảng Quốc đại bị chia rẽ. b. Phong trào dân tộc (1885-1908): Nhằm hạn chế phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ Anh tăng cường thực hiện chính sách “chia để trị“. Tiêu biểu: Tháng 7/1905, Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Bengan (miền Đông theo đạo