Tuyển tập lý thuyết vật lý 12 Chương 6 Lượng tử ánh sáng

WORD 276 0.495Mb

Tuyển tập lý thuyết vật lý 12 Chương 6 Lượng tử ánh sáng là tài liệu môn Vật Lý trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

VẬT LÍ 12 – TOÀN TẬP LÝ THUYẾT ÔN THI THPT QUỐC GIA Năm học: 2017 - 2018 TUYỂN TẬP LÝ THUYẾT TRẮC NGHIỆM LUYỆN THI THPT QUỐC GIA 2014-2015 CHINH PHỤC LÝ THUYẾT ÔN THI THPT QUỐC GIA Năm học: 2017 - 2018 LỜI NÓI ĐẦU  Kính thưa quý thây cô đồng nghiệp cùng toàn thể các em học sinh thân yêu. Qua đề thi THPT Quốc gia của Bộ Giáo Dục. Ta nhận thấy số lượng câu lý thuyết tăng đáng kể so với các năm trước. Tuy nhiên đâ y là một phần không thể xem thường. Đa số học sinh khi học luyện thi thường chỉ chú trọng vào phương pháp giải bài tập và làm bài tập chứ không quan tâm kĩ đến lý thuyết. Các em cố gắng tìm ra mọi phương pháp kể cả học thuộc lòng các công thức nhanh của các dạng toán khó để làm một bài toán khó nhưng đọc đến lý thuyết thì các em lại lơ là. Đối với các em học sinh trung bình khá hoặc khá thì việc lấy điểm một câu lý thuyết rõ ràng sẽ rất dễ dàng hơn so với việc lấy điểm một câu bài tập khó. Những em học sinh giỏi để nâng cao điểm của mình đến mức tối đa thì không thể xem thường nó. Để giúp các em học sinh rèn luyện tốt các kiến thức lý thuyết và bản chất vật lý theo định hướng phát triển năng lực của người học. tôi xin trân trọng gửi tới các bậc phụ huynh, các quý thầy cô, các em học sinh “TUYỂN TẬP LÝ THUYẾT TRẮC NGHIỆM” được soạn theo đúng cấu trúc chương trình vật ký 12 hiện hành, chương trình giảm tải ở khối trung học phổ thông. “TUYỂN TẬP LÝ THUYẾT TRẮC NGHIỆM” được soạn theo thứ tự của từng chương , được chia ra theo các chủ đề nhằm mục đích giúp các em học sinh hệ thống và ôn tập lại kiến thức đã học một cách có hệ thống từ đó nâng cao kỹ năng và đạt kết quả cao trong các kì thi. Mặc dù đã hết sức cố gắng và cẩn trọng trong khi biên soạn nhưng vẫn không thể tránh khỏi những sai sót ngoài ý muốn, rất mong nhận được sự góp ý xây dựng từ phía người đọc.  Nội dung các sách có sự tham khảo tài liệu của nhiều đồng nghiệp. Do không biết địa chỉ và số điện thoại nên chưa thể liên hệ để xin phép. Thôi thì ở đời muôn sự là của chung. Có gì thiếu sót mong quý thầy cô lượng thứ.  Trong quá trình thực hiện việc sai sót ngoài ý muốn là điều khó tránh khỏi. Nếu phát hiện ra những vấn đề thiếu hợp lý, thiếu sót cần bổ sung và sai sót xin quý thầy cô đồng nghiệp và các em góp ý để chỉnh sửa và hoàn thiện. CHƯƠNG VI. LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG CHỦ ĐỀ 1: HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN. THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG – HIỆN TƯỢNG QUANG DẪN. – HIỆN TƯỢNG PHÁT QUANG A. LÝ THUYẾT I. HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN(NGOÀI) 1. Khái niệm: Hiện tượng ánh sáng làm bật các electron ra khỏi bề mặt kim loại gọi là hiện tượng quang điện (ngoài). 2. Định luật về giới hạn quang điện: Đối với kim loại, ánh sáng kích thích phải có bước sóng λ ngắn hơn hoặc bằng giới hạn quang điện λ0 của kim loại đó mới gây ra hiện tượng quang điện.(λ ≤ λ0 ) 3. Thuyết lượng tử: Dùng lý thuyết sóng ánh sáng không thể giải thích được các định luật quang điện. Để giải quyết bế tắc này Anhxtanh đưa ra lý thuyết lượng tử gọi là thuyết lượng tử Anhxtanh Nội dung: - Chùm ánh sáng là một chùm hạt, mỗi hạt gọi là phôtôn (lượng tử năng lượng). Năng lượng một lượng tử ánh sáng (hạt phôtôn) ε = hf = Trong đó: h = 6,625.10-34 J.s là hằng số Plăng; c = 3.108m/s là vận tốc ánh sáng trong chân không; f là tần số, là bước sóng của ánh sáng (còn gọi là bức xạ)trong chân không. - Các phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ bằng tốc độ ánh sáng. Trong chân không, tốc độ này là c 3.108 (m/s). - Cường độ của chùm sáng tỉ lệ với số photon do nguồn phát ra trong 1 đơn vị thời gian. - Nguyên tử, phân tử phát xạ hay hấp thụ ánh sáng cũng có nghĩa là chúng phát xạ hay hấp thụ phôtôn.  Chú ý: + Chùm sáng dù rất yếu cũng chứa rất nhiều phôtôn. + Các phôton chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động, không có photon đứng yên. 4. Giải thích định luật về giới hạn quang điện: Theo Einstein, mỗi phôton bị hấp thụ sẽ truyền toàn bộ năng lượng cho một êlectron. Năng lượng ε này dùng để: - Cung cấp cho êlectron một công thoát A để nó thắng được lực liên kết với mạng tinh thể và thóat ra khỏi bề mặt kim loại. - Cung cấp cho e một động năng ban đầu. Đối với các êlectron nằm trên bề mặt kim loại thì động năng này có giá trị cực đại vì không mất phần năng lượng cho mạng tinh thể. Ta có: ε = hf = A + Wđ0max hay = A + me. v Giải thích định luật 1: Từ công thức Anhxtanh suy ra ε ≥ A hay ≥ A λ ≤ hay λ ≤ λ0 với λ0 gọi là giới hạn quang điện của kim loại dùng làm Catot A= Công thoát của e ra khỏi kim loại : 5. Lưỡng tính song hạt của ánh sáng: - Ánh sáng vừa có tính chất sóng, vừa có tính chất hạt. Ta nói ánh sáng có lưỡng tính sóng - hạt. - Trong mỗi hiện tượng quang học, ánh sáng thường thể hiện rõ một trong hai tính chất trên. Khi tính chất sóng thể hiện rõ thì tính chất hạt lại mờ nhạt, và ngược lại. - Sóng điện từ có bước sóng càng ngắn, phôtôn có năng lượng càn