Một số vấn đề về kinh tế của Mĩ La Tinh


Nội dung bài giảng

Đa số các nước Mĩ La tinh có tốc độ phát triển kinh tế không đều. Tình hình chính trị không ổn định đã tác động mạnh tới sự phát triển kinh tế và các nhà đầu tư, khiến cho đầu tư từ nước ngoài vào khu vực này giảm mạnh. Cuối thập niên 90, nguồn FDI vào Mĩ La tinh đạt 70 – 80 tỉ USD/năm, đến năm 2003 giảm xuống còn 31 tỉ USD, năm 2004 tăng lên được 40 tỉ USD. Trên 50% nguồn đầu tư là từ Hoa Kì và Tây Ban Nha.

Bảng 5.4: GDP  và nợ nước ngoài của một số quốc gia Mĩ La tinh – năm 2004

Quốc gia

GDP

Tổng số nợ

Quốc gia

GDP

Tổng số nợ

Ac-hen-ti-na

 

151,5

158,0

Mê-hi-cô

676,5

149,9

Bra-xin

605,0

220,0

Pa-na-ma

 

13,8

8,8

Chi-lê

94,1

44,6

 

Pa-ra-goay

7,1

3,2

Ê-cu-a-đo

 

30,3

16,8

Pê-ru

68,6

29,8

Ha-mai-ca

8,0

6,0

Vê-nê-xu-ê-la

109,3

33,3

 Giành được độc lập sớm song các nước Mĩ La tinh đã duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài, các thể lực bảo thủ của thiên chúa giáo tiếp tục cản trở sự phát triển xã hội. Do chua xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập, tự chủ, nên các nước Mĩ La tinh phát triển kinh tế chậm, thiếu ổn định, phụ thuộc vào tư bản nước ngoài, nhất là Hoa Kì.

Những năm gần đây, nhiều quốc gia Mĩ La tinh đã tập trung củng cố bộ máy nhà nước, phát triển giáo dục, cải cách kinh tế, quốc hữu hóa một số ngành kinh tế thực hiện công nghiệp hóa đất nước, tăng cường và mở rộng buôn bán với nước ngoài nên tình hình kinh tế từng bước được cải thiện. Biểu hiện rõ nhất là xuất khẩu tăng nhanh, khoảng 10% năm 2003 và 21% năm 2004. Nhiều nước đã khống chế được lạm phát. Tuy nhiên quá trình cải cách kinh tế đang gặp phải sự phản ứng của các thế lực bị mất quyền lợi từ nguồn tài nguyên giàu có ở các quốc gia Mĩ La tinh này.