Câu 2 trang 78 Sách bài tập (SBT) Địa lý 12


Nội dung bài giảng

Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG THAN, DẦU MỎ, ĐIỆN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

Năm

Sản phẩm

1990

1995

2000

2005

2010

Than(triệu tấn)

4.6

8.4

11.6

34.1

44.8

Dầu mỏ(triệu tấn)

2.7

7.6

16.3

18.5

15.0

Điện(tỉ kWh)

8.8

14.7

26.7

52.1

91.7

a) Tính tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm công nghiệp và điền vào bảng sau:

b) Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu mỏ và điện của nước ta trong giai đoạn 1990-2010.

c) Nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu mỏ và điện của nước ta trong giai đoạn 1990-2010

d) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy kể tên những nơi khái thác dầu mỏ, than, các nhà máy nhiệt điện và các nhà máy thủy điện đã xây dựng ở nước ta.

Trả lời:

a) 

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG SẢN LƯỢNG THAN, DẦU MỎ, ĐIỆN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

(Đơn vị:%)

Năm

Sản phẩm

1990

1995

2000

2005

2010

Than(triệu tấn)

100

182.6

252.2

704.3

973.9

Dầu mỏ(triệu tấn)

100

281.5

603.7

685.2

555.6

Điện(tỉ kWh)

100

167.0

303.4

592.0

1042.0

 
b) Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu mỏ và điện của nước ta trong giai đoạn 1990-2010
 
c) 

- Nhận xét:

+ Sản lượng dầu mỏ, than, điện của nước ta đều có xu hướng tăng qua các năm

+ Tốc độ tăng sản lượng dầu mỏ, than và điện có sự khác nhau:

  • Điện và than tăng liên tục qua các năm, trong đó điện tăng nhanh nhất.
  • Dầu mỏ tăng trưởng không ổn định và tốc độ tăng chậm nhất.

- Giải thích:

+ Sản lượng công nghiệp năng lượng có xu hướng tăng do: cơ sở nguồn nguyên - nhiên liệu phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất…

+ Điện tăng nhanh nhất do:  phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của sản xuất và sinh hoạt, phục hồi các nhà máy điện cũ, xây dựng và đưa vào hoạt động nhiều nhà máy điện mới…

+ Dầu mỏ tăng trưởng không ổn định do sự bất ổn định của giá cả thị trường xuất khẩu.

d) Những nơi khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên, than, các nhà máy nhiệt điện và các nhà máy thủy điện đã xây dựng

- Khai thác dầu mỏ: Mỏ Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng
- Khai thác khí tự nhiên: Mỏ Lan Đỏ, Lan Tây( thềm lục địa phía Nam) TIền Hải( Thái Bình)
- Khai thác than: chủ yếu ở Quảng Ninh, ngoài ra còn khai thác ở mỏ Quỳnh Nhai(Điện Biên), Mỏ Phú Lương(Thái Nguyên)
- Các nhà máy thủy điện:
+ Trên 1000 MW: Hòa Bình (trên sông Đà)
+ Dưới 1000 MW: Thác Bà (trên sông chảy), Nậm Mu( trên sông Chảy), Tuyên Quang(trên sông Gâm), A Vương (trên sông Vu Gia), Vĩnh Sơn (trên sông Côn), Sông Hinh(trên sông Ba), Đa Nhim( trên sông Đồng Nai), Hàm Thuận-Đa Mi(trên sông La Ngà), Trị An (trên sông Đồng Nai), Thác Mơ, Cần Đơn (trên sông Bé), Đrây Hling(trên sông Xrê Pôk), Yaly, Xê Xan 3, Xê Xan 3A(trên sông Xê Xan)
- Các nhà máy thủy điện đang xây dựng: Sơn La ( trên sông Đà), Cửa Đạt (trên sông Chu), Bản Vẽ (trên sông Cả), Rào Quán ở Quảng Trị), Xê Xan 4(trên sông Xê Xan), Xrê Pôk 3, Xrê Pôk 4, Buôn Kuôn, Đức Xuyên, Buôn Tua Srah (trên sông Xrê Pôk), Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Đại Ninh ( trên sông Đồng Nai)
- Các nhà máy nhiệt điện:
+ Trên 1000 kW: Phả Lại (Hải Dương), Phú Mỹ (Bà Rịa- Vũng Tàu), Cà Mau
+ Dưới 1000 kW: Na Dương(Lạng Sơn), Uông Bí(Quảng Ninh), Ninh Bình, Bà Rịa(Bà Rịa-Vũng Tàu), Thủ Đức (tp Hồ Chí Minh), Trà Nóc (tp Cần Thơ)