Câu 5 trang 50 Sách bài tập (SBT) Địa lý 9


Nội dung bài giảng

Cho bảng 20:

Bảng 20. 

MẬT ĐỘ DÂN SỐ CỦA CẢ NƯỚC VÀ CÁC VÙNG, NĂM 2011

(Đơn vị: người/km2)

Vùng

Mật độ dân số

Cả nước

265

Đồng bằng sông Hồng

1258

Trung du và miền núi Bắc Bộ

139

Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ

199

Tây Nguyên

97

Đông Nam Bộ

631

Đồng bằng sông Cửu Long

427

a) Nhận xét, so sánh về mật độ dân số của vùng Đồng bằng sông Hồng với các vùng khác trong cả nước. 

b) Mật độ dân số cao ở vùng Đồng bằng sông Hồng có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội ?

Trả lời:

a) Nhận xét, so sánh về mật độ dân số của ĐBSH so với các vùng khác trong cả nước:

Từ bảng số liệu ta thấy rằng, ĐBSH là khu vực có mật độ dân số cao nhất cả nước. Cụ thể: Mật độ dân số của ĐBSH cao gấp 4,7 lần cả nước, 9 lần trung du và miền núi BB, 6 lần Bắc Trung Bộ và Duyên hải NTB, 13 lần Tây Nguyên, 2 lần ĐNB và 3 lần so với ĐBSCL

b)  Mật độ dan số cao đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội như sau:

Những thuận lợi:

– Có nguồn lao động dồi dào, thuận lợi để phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, là lợi thế để thu hút đầu nước ngoài.

– Có thị trường tiêu thụ lớn tại chỗ kích thích sản xuất phát triển.

– Trong điều kiện người dân Đồng bằng sông Hồng có trình độ thâm canh lúa nước, giỏi nghề thủ công, tỉ lệ lao động qua đào tạo tương đôi cao; đội ngũ trí thức, kĩ thuật và công nghệ đông đảo.

Những khó khăn:

– Mật độ dân số cao ở đồng bằng sông Hồng đã gây nhiều sức ép đến:

– Giải quyết việc làm, y tế, giáo dục,…, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.

– Sản xuất lương thực, thực phẩm (bình quân đất canh tác trên đầu người thấp).

– Tài nguyên, môi trường.

– An ninh, trật tự xã hội.