Bài 1.30 trang 8 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10


Nội dung bài giảng

Dưới đây là thành phần phần trăm của các đồng vị thuộc hai nguyên tố

\({}_{18}^{40}Ar\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{}_{18}^{36}Ar\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{}_{18}^{38}Ar\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,;{}_{19}^{39}K\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{}_{19}^{41}K\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{}_{19}^{40}K\)
99,60    0,34          0,06 ;                 93,26               6,73          0.01
Hãy tính nguyên tử khối trung bình của Ar và K (một cách gần đúng coi nguyên tử khối của các đồng vị trùng với số khối của chúng).
Trong trường hợp này hãy giải thích tại sao Ar có số đơn vị điện tích hạt nhân (số thứ tự) nhỏ hơn K mà lại có nguyên tử khối lớn hơn ?

Lời giải:

a) Nguyên tử khối trung bình của Ar :
\(\overline A \left( {Ar} \right) = {{40.99,60 + 36.0,34 + 38.0,06} \over {100}}{\rm{ }} = {\rm{ }}39,99\)
Nguyên tử khối trung bình của K :
\(\overline A \left( K \right) = {{39.93,26{\rm{ }} + {\rm{ }}41.6,73{\rm{ }} + {\rm{ }}40.0,01} \over {100}} = 39,13\)

b) Trong trường hợp này ta thấy mặc dù Ar có số đơn vị điện tích hạt nhân hay số proton (Z = 18) nhỏ hơn K (Z = 19) nhưng lại có nguyên tử khối trung bình lớn hơn Kế
Sở dĩ như vậy là vì đồng vị nặng của Ar ( \({}^{40}Ar\)) có thành phần tuyệt đối lớn (99,60%), trong khi đó, đồng vị nhẹ của K (\({}^{39}K\)) lại có thành phần tuyệt đối lớn (93,26%).