Bài 6.11 trang 60 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10


Nội dung bài giảng

Hỗn hợp khí A gồm có \(O_2\) và \(O_3\), tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với khí \(H_2\) là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm có \(H_2\) và khí CO, tỉ khối của hỗn hợp khí B đối với \(H_2\) là 3,6.

a)Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí có trong hỗn hợp khí A và B.

b)Một mol khí A có thể đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu mol khí CO ?

Lời giải:

a) Đặt x và y là số mol \(O_3\) và \(O_2\) có trong 1 mol hỗn hợp khí

Hỗn hợp khí A : \({{48{\rm{x}} + 32y} \over {x + y}} = 19,2 \times 2 = 38,4\)

→3x=2y → 40% \(O_3\)  và 60% \(O_2\).

Đặt x và y là số mol \(H_2\) và CO có trong 1 mol hỗn hợp khí

Hỗn hợp khí B:   \({{{\rm{2x}} + 28y} \over {x + y}} = 3,6 \times 2 = 7,2\)

→x=4y → 80% \(H_2\)  và 20% CO

b) PTHH của các phản ứng :

\(2CO + O_2 → 2CO_2\)                               (1)

\(3CO + O_3 → 3CO_2\)                               (2)

Trong 1 mol hỗn hợp khí A có 0,6 mol \(O_2\) và 0,4 mol \(O_3\).

Theo (1): 0,6 mol \(O_2\)  đốt cháy được 1,2 mol CO.

Theo (2) : 0,4 mol \(O_3\) đốt cháy được 1,2 mol CO.

Kết luận : 1 mol hỗn hợp khí A đốt cháy được 2,4 mol khí CO.