Bài 7.1, 7.2, 7.3, 7.4, 7.5, 7.6 trang 71 sách bài tập (SBT) Hóa học 12


Nội dung bài giảng

7.1. Fe có số hiệu nguyên tử là 26. Ion Fe3+ có cấu hình electron là

A. [Ar]3d64s2.                                B. [Ar]3d6.

C. [Ar]3d34s2                                D. [Ar]3d5.

7.2.Fe có thể tác dụng hết với dung dịch chất nào sau đây ?

A. AlCl3.                                         B. FeCl3.

C. FeCl2.                                        D. MgCl2.

7.3. Cho 1,4 g kim loại X tác dụng với dung dịch HCl thu được dung dịch muối trong đó kim loại có sô oxi hoá +2 và 0,56 lít H2 (đktc). Kim loại X là

A. Mg.                                           B. Zn.

C. Fe.                                            D. Ni.

7.4. Cho m gam Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 0,448 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là

A. 11,2.                                            B. 1,12.

C. 0,56.                                            D. 5,60.

7.5.Cho 8 g hỗn hợp bột kim loại Mg và Fe tác dụng hết với dung dịch HC1 thấy thoát ra 5,6 lít H2 (đktc). Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là

A. 22,25 g.                                     B. 22,75 g.

C. 24,45 g.                                     D. 25,75 g.

Cho m gam hỗn hợp Al và Fe phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng thu được 2,24 lít NO duy nhất (đktc). Mặt khác cho m gam hỗn hợp này phản ứng với dung dịch HCl thu được 2,80 lít H2 (đktc). Giá trị của m là

A. 8,30.                                          B. 4,15.                  

C. 4,50.                                          D. 6,95.

Hướng dẫn trả lời:

7.1

7.2

7.3

7.4

7.5

7.6

D

B

C

B

D

B

7.5. Chọn D

\({n_{{H_2}}} = {{5,6} \over {22,4}} = 0,25\left( {mol} \right) \Rightarrow {n_H} = 0,5\,mol\)

Khi có 0,5 mol nguyên tử H thoát ra thì cũng có 0,5 mol ion Cl- tạo muối.

mmuối = mkim loại + mgốc axit

mmuối = 8 + 35,5. 0,5 = 25,75 (g)

7.6 Chọn B

\(\eqalign{
& \overline M + 4HN{O_3} \to \overline M {\left( {N{O_3}} \right)_3} + NO + 2{H_2}O \cr
& 0,1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,1\left( {mol} \right) \cr
& 2Al + 6HCl \to 2AlC{l_3} + 3{H_2} \cr
& x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{{3x} \over 2}\left( {mol} \right) \cr
& Fe + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2} \cr
& y\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,y\left( {mol} \right) \cr
& x + y = 0,1 \Rightarrow 3x + 3y = 0,3\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right) \cr
& {{3x} \over 2} + y = {{2,8} \over {22,4}} \Rightarrow 3x + 2y = 0,25\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right) \cr} \)

Từ (1) và (2) ⟹ y = 0,05; x = 0,05

m = 27. 0,05 + 56. 0,05 = 4,15 (g)