Giải bài tập sgk Bài 18: Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại


Nội dung bài giảng

Bài 1 (trang 88 SGK Hóa 12):

Giải thích vì sao kim loại đề có tính chất vật lý chung là dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo và ánh kim?

Lời giải:

Tính chất vật lý chung của kim loại có được là do trong cấu tạo mạng tinh thể kim loại có các electron tự do chuyển động trong mạng tinh thể kim loại.

Bài 2 (trang 88 SGK Hóa 12):

Tính chất hóa học cơ bản của kim loại là gì và vì sao kim loại lại có tính chất đó?

Lời giải:

Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử

M – ne → Mn+

Bởi vì:

Nguyên tử kim loại có số electron hóa trị ít 1,2,3 electron.

Trong cùng một chu kỳ bán kính nguyên tử kim loại lớn, điện tích hạt nhân nhỏ.

Năng lượng ion hóa nguyên tử kim loại nhỏ.

Vì vậy lực liên kết giữa hạt nhân với các electron hóa trị của kim loại là yếu nên chúng dễ tách ra khỏi nguyên tử. Kim loại thể hiện tính khử.

Bài 3 (trang 88 SGK Hóa 12):

Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì có thể dùng chất nào trong các chất sau để khử độc thủy ngân?

A. Bột sắt.

B. Bột lưu huỳnh.

C. Natri.

D. Nước.

Lời giải:

Đáp án B.

Vì Hg độc nhưng khi Hg + S → HgS (không độc)

Bài 4 (trang 89 SGK Hóa 12):

Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Hãy giới thiệu phương pháp hóa học đơn giản để có thể loại được tạp chất. Giải thích việc làm viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn.

Lời giải:

Cho một thanh sắt sạch vào dung dịch có phản ứng

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Toàn bộ Cu thoát ra bám trên bề mặt thanh sắt, lấy thanh sắt ra ta còn lại dung dịch chỉ có FeSO4

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Fe + Cu2+→ Fe2++ Cu

Bài 5 (trang 9 SGK Hóa 12):

Nhúng một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3, H2SO4(đặc nóng), NH4NO3. Số trường hợp phản ứng tạo muối Fe(II) là

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Lời giải:

Chọn B.

Các chất là FeCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, HCl

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Fe + Pb(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Pb

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Bài 6 (trang 89 SGK Hóa 12):

Cho 5,5 gam hỗn hợp Al và Fe (trong đó số mol Al gấp đôi số mol Fe) vào 300 ml dung dịch AgNO3 1M. Khuấy kỹ đến phản ứng hoàn toàn thu m gam chất rắn. Giá trị của m là :

A. 33,95 g

B. 35,2g

C. 39,35g

D. 35,39g

Lời giải:

Các phương trình hóa học có thể xảy ra :

Al + 3Ag+ → Al3+ + 3Ag (1)

Fe + 3Ag+ → Fe3+ + 3Ag (2)

Theo đề bài ta có : 27x + 28x = 5,5 (1) suy ra x = 0,1 mol

Mặt khác số mol AgNO3 = 0,3 x 1 = 0,3 mol , do đó chỉ xảy ra phản ứng (1).

Khối lượng chất rắn = mAg + 5,5 - mAl = 3 x 0,1 x 108 + 5,5 – 2,7 = 35,20 (g)

Đáp án B.

Bài 7 (trang 89 SGK Hóa 12):

Hãy sắp xếp theo chiều giảm tính khử và chiều tăng tính oxi hoá của các nguyên tử và ion trong hai trường hợp sau đây:

a) Fe, Fe2+, Fe3+, Zn, Zn2+, Ni, Ni2+, H, H+, Hg, Hg2+, Ag, Ag+.

b) Cl, Cl–, Br, Br–, F, F–, I, I–.

Lời giải:

a) Giảm tính khử: Zn > Fe > Ni > H > Hg > Ag

Tăng tính oxi hóa: Zn2+ < Fe2+ < Ni2+ < H+ < Hg2+ < Fe3+ < Ag+

b) Giảm tính khử: I– > Br– > Cl– > F–

Tăng tính oxi hóa: I > Br > Cl > F

Bài 8 (trang 89 SGK Hóa 12):

Những tính chất vật lý chung của kim loại (dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo, ánh kim ) gây ra chủ yếu bởi:

A. Cấu tạo mạng tinh thể của kim loại.

B. Khối lượng riêng của kim loại.

C. Tính chất của kim loại.

D. Các electron tự do trong tinh thể kim loại.

Lời giải:

Đáp án D.