Lí thuyết về Xenlulozơ


Nội dung bài giảng

I- Tính chất vật lý. Trạng thái tự nhiên

- Xenlulozơ là chất rắn hình sợi, màu trắng, không mùi

- Không tan trong nước ngay cả khi đun nóng, không tan trong dung môi hữu cơ  thông thường như ete, benzen... Chỉ tan được trong một số dung môi như: H2SO4 đậm đặc, HCl /ZnCl2, Cu(OH)2 /NH3. Nước Svayde (Schweitze).

- Xenlulozơ là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, trong bông có 95 - 98%, đay, gai, tre (50 - 80%), gỗ (40 - 50%).

 II- Cấu trúc phân tử

- CTPT: (C6H10O5)n;

- CTCT:[C6H7O2(OH)3]n .

- Xenlulozơ là một polime hợp thành từ các mắt xích β - glucozơ kết hợp với nhau. Phân tử xenlulozơ không phân nhánh, không xoắn.

- Có phân tử khối lớn hơn rất nhiều so với tinh bột.

 III- Tính chất hóa học

- Tương tự tinh bột xenlulozơ không có tính khử, khi thuỷ phân đến cùng cho glucozơ.
- Trong phân tử, mỗi mắt xích C6H10O5, có 3 nhóm OH tự do nên xenlulozơ có tính chất của ancol đa chức.

1. Phản ứng thủy phân (phản ứng của polisaccarit)

(C6H10O5)n + nH2O  nC6H12O6

Phản ứng thủy phân cũng xảy ra trong dạ dày động vật nhai lại (trâu, bò...) nhờ enzim xenlulaza.

2. Phản ứng của ancol đa chức (Phản ứng este hoá)

a. Phản ứng với HNO3 đặc (xúc tác H2S04 đặc).

[C6H7O2(OH)3]n + nHNO3  [C6H7O2(OH)2ONO2]n + nH2O

 [C6H7O2(OH)3]n + 2nHNO3  [C6H7O2OH(ONO2)2]n + 2nH2O

[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3  [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O

                                                                xenlulozơ trinitrat

b. Phản ứng với anhiđrit axetic

[C6H7O2(OH)3]n + 3n(CH3CO)2CO  [C6H7O2(OCOCH3)3]n + 3nCH3COOH

                                                                         xenlulozơ triaxetat

Xenlulozơ triaxetat là chất dẻo có thể kéo thành sợi (tơ bán tổng hợp)

3. Phản ứng với NaOH và CS2

[C6H7O2(OH)3]n + nNaOH     [C6H7O2(OH)2ONa]n + nH2O     

                                                  xenlulozơ kiềm

- Xenlulozơ xantogenat có độ nhớt cao. Khi bơm dung dịch nhớt này qua những lỗ rất nhỏ ngâm trong dung dịch axit H2SO4 loãng, xenlulozơ được giải phóng ra dưới những sợi dài và mảnh óng mượt như tơ gọi là tơ visco.

4. Phản ứng với [Cu(NH3)4](OH)2 (nước Schweitzer) tạo ra dung dịch phức dùng để sản xuất tơ đồng amoniac.

IV- ỨNG DỤNG

-  Dùng làm vật liệu xây dựng, đồ dùng gia đình.
- Dùng trong sản xuất thuốc súng, tơ sợi, giấy...

V. Một số lưu ý khi giải bài tập

1. xenlulozơ tác dụng với axit nitric

phản ứng:  [C6H7O2(OH)3]n   + 3n HNO3  → [C6H7O2(ONO2)3]n    + 3n H2O

-          Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

-          Chú ý tỉ lệ mol:      ">nHNO3=nH2O=3.nxenlulozơ

 

2. Thủy phân xenlulozơ

                                H1%                                   H2%

       (C6H10O5)n            →     nC6H12O6     →  2nCO2 + 2nC2H5OH

         162n                                180n                   2.44n       2.46n              

 

 

     Khối lượng tính theo hiệu suất

 

mCO2=mxenulozơ×2×44162×H1100×H2100

mC2H5OH=mXenlulozơ×2×46162×H1100×H2100

mXenlulozơ=mCO2×1622.44×100H1×100H2

Lưu ý: bài toán có thể cho ẩn số mol của CO2 bằng bài toán dẫn toàn bộ CO2 sinh ra vào dung dịch nước vôi trong dư hoặc dung dịch Ba(OH)2 thu được m gam kết tủa.

 3. Tính số mắt xích n

n=PTKTBMC6H10O5