Bàn về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Xuân Diệu, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định: “Nhìn một cách tổng quát toàn bộ sự nghiệp văn học của Xuân Diệu, thấy có một tư tưỏng chi phối tất cả


Nội dung bài giảng

Bàn về sự nghiệp sáng tác của tác gia Xuân Diệu, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định: “Nhìn một cách tổng quát toàn bộ sự nghiệp văn học của Xuân Diệu, thấy có một tư tưỏng chi phối tất cả, ấy là một niềm khát khao giao cảm với đời - cuộc đời hiểu theo nghĩa chân thật trần thế nhất”.(Văn 11, NXB Giáo duc, Hà Nội, 1997) Thông qua việc phân tích một số bài thơ của Xuân Diệu viết trước cách mạng, anh (chị) hãy chứng minh nhận định trên.

BÀI LÀM

   Trong nền thi ca Việt Nam hôm nay và mai sau không thể không nhắc đến Xuân Diệu - một hồn thơ thiết tha, cháy bỏng, một tinh nhân say đắm nồng nàn, một “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới ( Thi nhân Việt Nam). Đọc Xuân Diệu, ta bắt gặp một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu con người đến say mê cuồng nhiệt. Ông luôn khát khao được giao hòa, được mở lòng ra với cuộc đời và cũng mong nhận được sự đáp ứng của mọi tâm hồn, của thiên nhiên, của trời đất trong cuộc sống đáng yêu này. Niềm mong ước thiết tha và chân thành đó là tư tưởng nổi bật chi phối toàn bộ các sáng tác của ông. Nhận định về sáng tác của Xuân Diệu, nhà nghiên cứu Nguyên Đàng Mạnh đã khẳng định: "Nhìn một cách tổng quát toàn bộ sự nghiệp văn học của Xuân Diệu thấy có một tư tưởng chi phối tất cả; một niềm khát khao giao cảm với đời – cuộc đời hiểu theo nghĩa chân thật và trần thế nhất"

   Thật vậy! Nếu cùng thời tác gia Thế Lữ muốn thoát lên cõi tiên, Huy Cận giãi bày nỗi sầu của mình lên cỏ cây, sông nước. Vũ Hoàng Chương tìm đến với thơ say để quên thực tại chán chường, thơ Xuân Diệu rất nhập thế. Ông luôn gắn bó, quyến luyến với cuộc sống, với cảnh và nguời nơi trần thế này:

   Ta ôm bó cánh hay ta lam rắn

   Làm dây đu quấn quýt cả mình xuân

   Không muốn đi mãi mãi ở vườn trần

   Chân hóa rể de hút mùa dưới đất.

   Là một người yêu cuộc sống, yêu con người. Xuân Diệu luôn mở rộng lòng với cuộc đời, mong gặp được những tâm hồn đồng điệu, mong được hoa cái “TÔI" và cái "TA” chung của xã hội, của cuộc đời Trong cái 'TA" chung ấy, cái “TÔI" phải được khẳng định mạnh mẽ:

   Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối,

   Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.

   Đọc hai câu thơ này, tôi lại nhớ đến một khúc ca trong Ngươi làm vườn của Tago - nhà thơ triết lí nổi tiếng của đất nước Ấn Độ tươi đẹp

   Hoa sen nở trong ánh mặt trời

   Rồi mất đi tất cả những gì nó có

   Nhưng chắc nó không muốn làm chiếc nụ

   Trong sương mù vĩnh viễn của mùa đông.

   Cũng như Tago, với Xuân Diệu, sông là phải hết mình, phải tận tâm tận lực với cuộc sống. Hãy sống có ý nghĩa dù chỉ là giây phút bởi vì ai sinh ra trên đời cũng chỉ sống một lần. Xuân Diệu không thể chịu đựng nổi cuộc sống bằng phẳng, mờ nhạt của cô Quỳnh, cô Giao và anh chàng Phan trong truyện Tỏa nhị Kiểu, ở họ có cái gì cũng “lỡ cỡ“, họ là những con người không có cá tính, lặng lẽ, ngơ ngác, thụ động đến tội nghiệp. Tác giả thấy họ đáng thương vì họ như những sinh vật sống "ngoi ngóp, vật vờ” (Nguyễn Đăng Mạnh) trong vũng ao tù bằng phẳng của cuộc đời. “Mục đích đời người của Xuân Diệu là sự sống” (Thế Lữ) nhưng cuộc sống xã hội không đem lại cho ông những gì ông mong muốn, những gì ông đã trao gửi. Trong xã hội kim tiền đó, con người sống với nhau hờ hững, dửng dưng, thờ ơ, lạnh nhạt cho nên Xuân Diệu không tìm được một tâm hồn hòa hợp, ông thấy mình lạc lõng giữa cuộc đời đến nỗi phải thốt lên:

   Ta là Một, là Riêng là Thứ nhất

   Không có chi bè bạn nổi cùng ta.

   Tình yêu là một thứ tình cảm tự nhiên thiêng liêng gắn bó hai người khác giới với nhau. Khi người ta yêu nhau người ta hiểu nhau, san sẻ từng niềm vui, nỗi buồn với nhau, nhưng với Xuân Diệu, người yêu cũng không thà hiểu ông. Xuân Diệu yêu say đắm, nồng nàn, mãnh liệt nhưng dường như trái tim người yêu luôn lạc điệu với trái tim ông. Ông không bao giờ cảm thấy mình được đền đáp xứng đáng, bởi vì ông luôn "thèm muốn vô biên và tuyệt đích". Ngồi với người yêu, ôm người yêu trong vòng tay mà Xuân Diệu vẫn cảm thấy xa cách vời vợi - đấy là chủ đề bài Xa cách rất tiêu biểu cho thơ Xuân Diệu.

   Đã hơn một lần Xuân Diệu thất vọng vì tình trao đi mà không được nhận lại:

   Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất.

   Trao cho em cùng với một lá thư

   Em không nhận và tình yêu cũng mất

   Tình đã cho không lấy lại bao giờ.

   Yêu là cho, là mất, là chuốc lấy khổ đau phiền muộn, nhưng Xuân Diệu lại không thể sống mà không yêu:

   Làm sao sống được mà không yêu

   Không nhớ không thương một kẻ nào.

   Xuân Diệu là thế, nồng nàn, sôi nổ, khao khát giao hòa mà vẫn thấy cô đơn, giá lạnh giữa cuộc đời. Càng khát khao giao hòa bao nhiêu ông càng cảm thấy cô đơn giá lạnh bấy nhiêu, và càng cô đơn ông càng muốn nhận được sự cảm thông chia sẻ của người đời. Người đời không hiểu ông, ông tìm đến với thiên nhiên, hướng sự giao cảm vào thiên nhiên bởi vì hơn ai hết Xuân Diệu yêu thiết tha cuộc sống này.

   Đối với ông, sự sống hiện hữu quanh ta đây chính là thiên đường - thiên đường giữa cõi trần gian, giữa những tâm hồn trần thế. Mỗi sớm mai thức dậy, thi nhân lại thấy muôn vàn điều mới lạ, đầy quyến rũ và hấp dẫn xung quanh mình:

   Của ong bướm này đây tuần tháng mật

   Này đây hoa của đồng nội xanh rì

   Này dáy lá của cành tơ phơ phất

   Của yến anh này đây khúc tình si

   Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

   Mỗi sáng sớm thần Vui hàng gõ cửa…

   Mùa xuân hiện ra qua những dòng thơ của tác giả trong trẻo, tươi đẹp, gợi cảm, đầy sức quyến rũ làm say đắm lòng người. Mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu đó là  cảm hứng dồi dào nhất của thơ văn Xuân Diệu. Đọc Xuân Diệu ta thấy từ nhiên đến choáng ngợp, nhà thơ như lạc lối giữa một miền cực lạc của chúa Mùa xuân trong lành quá, tràn căng nhựa sống, tươi đẹp vô cùng, khiến cho nhà thơ không kìm được lòng mình, phải xuýt xoa:

   Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

   Một. câu thơ rất Xuân Diệu. Mùa xuân được cảm nhận như một cô gái đang thời xuân sắc với đôi môi căng mọng tuyệt mĩ như đón, như mời. Đây là một cách cảm nhận hết sức vật chất, hết sức táo bạo nhưng lại rất con người, vừa trần tục trần thế, vừa vô cùng trang trọng tinh khiết. Phải là một tâm hồn yêu cuộc sống, gắn bó máu thịt với cuộc sống mới có được những cảm nhận chân thật và tinh tế như vậy. Cuộc sống tươi đẹp như thế, đáng yêu như thế mà đời người lại hữu hạn. Xuân Diệu luôn lo sợ thời gian sẽ cuốn đi tất cả, vì không gì tránh được quy luật của tàn phai.

   Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

   Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

   Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

   Lòng tôi rộng nhưng lượng đời cứ chặt

   Không cho dài thời trẻ của nhân gian

   Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

   Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.

   Xuân Diệu luôn chắt chiu từng giây phút của cuộc đời để tận hưởng những diệu kì mà cuộc sống đem lại. Ông vội vàng, ham hố muốn ôm tất cả sự sống vào lòng.

   Ta muốn ôm

   Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

   Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

   Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

   Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

   Và non nước, và cây, và cỏ rạng

   Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

   Cho no nê thanh sắc của thời tươi

   Và mãnh liệt hơn, ham hố hơn:

   Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

   Phải là một người luôn luôn chan hòa, mở lòng ra với cuộc sống, Xuân Diệu mới xây dựng được những hình ảnh thơ vừa rất trần thế lại vừa rất thánh thiện như vậy. Có nhà nghiên cứu văn học nào đó đã nói ràng: Giữa Xuân Diệu và thiên nhiên dường như có một mối liên lạc nào đó mới có thể có được những cảm nhận tinh vi, tinh tế đến thế. Quá đúng là như vậy! Xuân Diệu là con người thực nơi trần thế. Ông yêu sự sống nơi trần thế, ông luôn cảm thấy hạnh phúc, hãnh diện vì sự có mặt của mình trên cuộc đời này. Ông không đi tìm thiên đường ở một cõi huyền bí xa xôi nào, không tìm đến một vị chúa huvễn hoặc nào. Ông chi tôn thếvì chúa đời gần gũi, tươi trẻ và đầy sức quyến rũ, ở đó trái tim nồng nhiệt đa tình đa cảm của ông tha hồ ôm ấp lấy tất cả, tha hồ tìm đến những tâm hồn bè bạn,  tha hồ tận hưởng những điều kì diệu mà cuộc sống ban tặng

  Có thể nói cả cuộc đời Xuân Diệu, "niềm khao khát được giao cảm với đời” luôn luôn thôi thúc ông, nó như một ngọn lửa ngày càng bùng lên chứ không bao giờ nguội tắt. Sau Cách mạng tháng Tám. cái “tôi" của ông đã  được hòa vào cái "ta” chung của dân tộc trong tình yêu Tổ quốc và lí tửơng cách mạng. Niềm khát khao giao cảm với đời vì thế lại càng mãnh liệt hơn bao giờ. Niềm khát khao cháy bỏng đó bắt nguồn từ một cá tính mạnh mẽ: luôn sôi nổi, mãnh liệt, sống hết mình với cuộc sống. Với một quan niệm nhân sinh tích cực như thế. Xuân Diệu đã dâng cho đời một sự nghiệp văn học đồ sộ, kết quả cuả những tháng năm lao động nghệ thuật miệt mài, quyết liệt, không hề biết mệt mỏi. Con người ấy đến phút chót của cuộc đời vẫn để lại nhừng dòng thơ yêu đời đến cháy bỏng, đến si mê:

  Trong hơi thở chót dâng trời đất

  Cũng vẫn si tình đến ngât ngư

  Đọc Xuân Diệu, chúng ta cảm thấy cuộc đời thật đáng yêu, đang sống và tự thấy phải mở lòng với cuộc đời hơn nữa, không thể sống dửng dưng, hờ hững để phải nuối tiếc những năm tháng đã trôi qua vô ích Xuân Diệu mãi mãi xứng đáng với sự ngưỡng mộ của tuổi trẻ nói riêng và bạn đọc nói chung.

VI THÚY HỐNG.