Luyện tập: Bản tin, trang 163 SGK Văn 11


Nội dung bài giảng

GỢI Ý LÀM BÀI

1. Trong những sự kiện:

a) Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của tỉnh (thành phố) vừa kết thúc thắng lợi.

b) Toàn trường đang sôi nổi khẩn trương chuẩn bị cho Hội khoẻ Phù Đổng.

c) Gia đình một bạn trong lớp vừa ăn mừng nhà mới.

d) Đoàn Thanh niên Cộng sản Hổ Chí Minh nhà trường vừa làm được một việc có ý nghĩa: Đóng góp và lấy chữ kí ủng hộ vụ kiện các công ti hoá chất Mĩ của các nạn nhân chất độc da cam.

e) Lễ khai mạc Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ tư.

   Trừ sự kiện c, còn lại đều có thể dùng để viết ra các bản tin.

2. Trên báo thường có các kiểu bài: Quảng cáo, Phóng sự điều tra. So sánh hai kiếu bài này với bản tin.

   Ta thấy:

- Giống nhau: Cả ba đều có mục đích cung cấp tin tức.

- Khác nhau: Bản tin chỉ đơn thuần thông báo tin tức. Quảng cáo ngoài truyền tin lại có mục đích chủ yếu là chào mời khách hàng mua hàng, sử dụng hàng hoá, dịch vụ. Phóng sự điều tra có độ dài lớn hơn bản tin nhiều, miêu tả cụ thể chi tiết các sự việc, phân tích và bình luận sự kiện.

3. Câu 3 trang 163 SGK văn 11.

   Để chuyển được bản tin thường thành tin vắn cần nắm được đặc điểm của hai kiểu tin này. Tin vắn thường không có đầu đề, thông tin vắn tắt sự kiện. Vì thế chuyển bản tin thường thành tin vắn cũng là một hình thức tóm lược tin.

   Ví dụ 1: Bản tin Bán kết cúp bóng đá quốc gia Nam Mĩ Bra-xin — U-ru-goay có thể chuyển thành tin vắn như sau:

   Trong khuôn khổ bán kết cúp bóng đá quốc gia Nam Mĩ, Bra-xin dã vượt qua U-ru-goay với tỉ số 5 - 3 ở những loạt luân lưu đầy may rủi sau khi hai đội hoà 1 - 1 trong hai hiệp chính. Với chiến thắng này, Bra-xin sẽ gặp Ác-hen-ti-na trong trận chung kết.

   Ví dụ 2: Bản tin Đội tuyển Ô-lim-pích Toán Việt Nam xếp thứ tư toàn đoàn, có thể chuyển thành tin vắn như sau:

   Đội tuyển Việt Nam xếp thứ tư toàn đoàn tại cuộc thi Ô-lim-pích Toán quốc tế lần thứ 45 tại thủ đô A-ten, Hi Lạp từ ngày 14 đến 16 tháng 7.