Một số thể loại văn học: Kịch, Nghị luận, trang 109 SGK văn 11


Nội dung bài giảng

GỢI Ý LÀM BÀI

1. Câu 1 trang 111 SGK

   Vở kịch dựa trên xung đột giữa khát vọng yêu đương mãnh liệt với hoàn cảnh thù địch vây hãm. Mối tình của Rô-mê-ô và Giu-li-ét khẳng định sức sống, sức vươn lên trên mọi hoàn cảnh trói buộc con người. Mối tình đó cũng là lời kết án đanh thép, tố cáo thành kiến phong kiến, nguyên nhàn hận thù của tình người, của chủ nghĩa nhân văn.

   Trong toàn vở Rô-mê-ô và Giu-li-ét, xung đột cơ bản là xung đột giữa tình yêu và thù hận. Tuy nhiên trong đoạn trích này, thù hận không xuất hiện như là một thế lực cản trở tình yêu. Thù hận chỉ hiện ra qua suy nghĩ của các nhân vật, song không phải là động lực chi phối, điều khiển, quyết định hành động của nhân vật.

   Để làm rõ những xung đột kịch trong đoạn trích, cần trả lời các câu hòi sau:

- Tinh yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét bị ngăn trở bởi điều gì?

- Tìm những biểu hiện cho thấy cả Rô-mê-ô và Giu-li-ét đều băn khoăn, trăn trở, lo lắng cho tình yêu của mình trước những thử thách không dễ vượt qua.

- Những suy nehĩ của các nhân vật đã thôi thúc họ hành độnu như thế nào?

- Những suy nghĩ và hành động của nhân vật thể hiện ý nghĩa gì?

   Từ việc phân tích suy nghĩ, hành động của các nhân vật, chỉ ra xung đột kịch của đoạn trích.

2. Câu 2 trang 111 SGK

   Nghệ thuật lập luận nổi bật trong bài Điếu văn đọc trước mộ Các Mác của Ăng-ghen là nghệ thuật trùng điệp và kiểu so sánh tăng tiến (Xem thêm trong bài Điếu văn đọc trước mộ Các Mác). Có thể tiến hành các thao tác cụ thể sau:

- Phát hiện và thống kê các biện pháp nghệ thuật đã được tác giả sử dụng trong đoạn trích.

- Các biện pháp nghệ thuật đó thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của tác giả?

- Đánh giá mức độ quan trọng và khẳng định lại giá trị lập luận của các biện pháp nghệ thuật đã phát hiện.