Luyện tập: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động trang 58 SGK Ngữ văn 7


Nội dung bài giảng

Trước hết, các em cần tìm đúng các câu bị động có trong đoạn trích đã cho. Muốn vậy, cần hiểu được thế nào là câu chủ động và câu bị động tương ứng (xem  ghi nhớ của mục I, trang 57, SGK). Chẳng hạn, trong đoạn trích thứ nhất, câu bị động là những cầu in đậm sau đây:

Tinh thần yêu nước cùng như cúc thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất dấu kín đáo trong rương, trong hòm.

Để giải thích được vì sao tác giả dùng câu bị động chứ không dùng câu chủ động. Học sinh cần nắm được mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (xem Ghi nhớ của mục II, trang 58, SGK). Trong đoạn trích trên đây, mục đích chuyển đổi là nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất, cụ thể  là tạo liên kết chặt chẽ về chủ đề (tinh thần yêu nước) giữa các câu trong đoạn, như có thể thấy qua phân tích sau đây.

Tinh thần yêu nước như các thứ của quý. Có khi (tinh thần yêu nước) được trưng bày trong tủ kỉnh, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi (tinh thần yêu nước được) cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

(Chú ý: Trong phân tích trên đây, những từ ngữ được gạch chân là chủ đề của đoạn trích).

-        Đoạn trích thứ hai có câu bị động Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ. Câu này đã liên kết các câu trong đoạn thành mạch văn thống nhất. Chú ý câu (1) Người đầu tiên (...) là Thế Lữ.

Câu (2) Những bài thơ (...) Thế Lữ và câu (4) Tác giả “Mấy vần thơ”... Rõ ràng các câu có liên kết chặt chẽ về chủ đề.

.com