Luyện tập: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trang 123 SGK Ngữ văn 7


Nội dung bài giảng

1. Để giải bài tập này, trước hết các em cần nắm được công dụng của dấu chấm lửng (xem Ghi nhớ của mục I, trang 122, SGK). Sau đó, cần đọc kĩ để hiểu nội dung các câu cho trong bài tập, đối chiếu từng trường hợp dùng dấu chấm lửng với những công dụng của dâu chấm lửng đã được học để chỉ ra được công dụng của chúng trong từng câu cụ thể. Trong câu a dấu chấm lửng được dùng để hiểu thị lời nói bị ngắc ngứ, đứt quãng do sợ hãi, lúng túng (- Dạ, bẩm...), câu b, biểu thị câu nói bị bỏ dở; câu  c, biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ.

2. Để giải bài tập này, trước hết, các em cần nắm được công dụng của dấu chấm phẩy (xem lại Ghi nhớ của mục II, trang 122, SGK). Sau đó, cần đọc kĩ để hiểu nội dung và cấu tạo các câu cho trong bài tập, đối chiếu từng trường hợp dùng dấu chấm phẩy với những công dụng của dấu chấm phẩy đã được học chỉ ra được công dụng của chúng trong từng câu cụ thể. Trong câu sau đây, dấu chấm phẩy được dùng để ngăn cách các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp:

Dưới ánh trăng này, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.

3. Học sinh cần nấm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy để dùng chúng đúng chỗ, có hiệu quả. Ví dụ:

- Dùng dâu chấm lửng để biểu thị sự liệt kê chưa kể hết những bài hát và những làn điệu ca Huế.

- Dùng dấu chấm phẩy để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp, miêu tả những nhạc cụ và đồ dùng của các nghệ nhân ca Huế.

.com