Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo trang 138 SGK Ngữ văn 7


Nội dung bài giảng

Ôn lại lí thuyết về văn bản đề nghị và báo cáo

1. Mục đích:

a) Đề nghị: Đề xuất một nguyện vọng, một ý kiến,

b) Báo cáo: Tổng kết, nêu những gì đã làm cho cấp trên biết?

2. Nội dung:

a) Đề nghị: Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị gì?

b) Báo cáo: Báo cáo của ai? Báo cáo với ai? Báo cáo việc gì? Kết quả như thế nào?

Như vậy, chúng đều giống nhau là phải có người giữ văn bản, trình văn bản; có nơi nhận và xử lí văn bản.

Tuy nhiên do nội dung đề nghị và nội dung báo cáo nên phần sau khác nhau. Mục đích đề nghị là để được giải quyết yêu cầu nguyện vọng. Còn mục đích báo cáo lại là trình bày để nơi nhận nắm được cụ thể chi tiết thông tin về vụ việc, công việc đã tiến hành.

3. Hình thức trình bày:

- Giống nhau bởi tính chất của loại văn bản hành chính. Chúng viết theo khuôn mẫu và không biểu cảm.

- Khác nhau là do nội dung cụ thể từng văn bản nhiều hay ít mà dài hay ngắn. Nhiều đề mục hay ít đề mục.

4. Cả hai loại văn bản khi viết phải lưu ý (1), (2), (3) ở trên.

LUYỆN TẬP

1. Tình huống viết:

a) Đề nghị:

- Nhà trường sửa lại cái bàn trong lớp đã lung lay không viết tốt được.

- Thay tấm hảng vì viết phấn bị trượt, cả lớp không theo dõi được bài giảng.

- Thư viện mở cửa thêm giờ ngày thứ 5 hàng  tuần để học sinh vào đọc báo.

b) Báo cáo:

- Tình hình học nhóm tuần vừa qua.

- Buổi hái hoa học tập nhân Ngày 20 - 11

- Tình trạng mất vệ sinh ở trong lớp tuần qua.

2. Học sinh lựa chọn cho mình một tình huống và theo mẫu ở SGK viết văn bản

3. Chỗ sai:

a) Học sinh viết báo cáo là không phù hợp. Tình huống này phải viết đơn để trình bày hoàn cảnh gia đình và đề xuất nguyện vọng của cá nhân.

b)  Học sinh viết Đề nghị không đúng. Trường hợp này viết Báo cáo để cô chủ nhiệm biết tình hình và kết quả của lớp trong việc giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ và Bà Mẹ Việt Nam anh hùng.

c) Ở đây không viết Đơn mà cả lớp phải viết Đề  nghị để cô chủ nhiệm và Ban Giám hiệu nhà trường khen thưởng bạn H.