Soạn bài Từ ghép trang 13 SGK Văn 7


Nội dung bài giảng

I. CÁC LOẠI TỪ GHÉP

1. Trong các từ ghép: bà ngoại, thơm phức, tiếng “ngoại” và tiếng “phức” là hai tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho hai tiếng chính: “” và “thơm”.

2. Các tiếng trong hai từ ghép: quần áo, trầm bổng không có phân ra tiếng chính, tiếng phụ, mà bình đẳng về mặt ngữ pháp.

IINGHĨA CỦA TỪ GHÉP

1. Nghĩa của từ ghép bà ngoại hẹp hơn nghĩa của từ bà, nghĩa của từ thơm phức hẹp hơn nghĩa của từ thơm.

2. Nghĩa của từ quần áo khái quát hơn nghĩa của mỗi tiếng quần, áo; nghĩa của từ trầm bổng khái quát hơn nghĩa của mỗi tiếng trầm, bổng.

Trả lời câu hỏi SGK:

1. Các loại từ ghép.

Ví dụ 1: Mẹ còn nhớ sự nôn nao hồi hộp khi cùng “bà ngoại” đi tới gần ngôi trường…

Nhận xét về từ:

- Bà ngoại:

+ Bà là tiếng chín, ngoại là tiếng phụ.

+ Tiếng ngoại bổ sung cho tiếng bà.

+ Bà ngoại dùng để phân biệt với bà nội

+ Nghĩa của từ bà ngoại hẹp hơn nghĩa của từ bà.

Ví dụ 2: … Các mùi “thơm phức” của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ…

Nhận xét về từ:

- Thơm phức:

+ Thơm là tiếng chính, phức là tiếng phụ.

+ Tiếng phức bổ sung cho tiếng thơm

+ Thơm phức dùng để phân biệt với thơm lừng, thơm tho, thơm ngát…

+ Nghĩa của từ thơm phức hẹp hơn nghĩa của từ thơm.

2. Nghĩa của từ ghép.

Ví dụ:

- Áo quần:

+ Do hai tiếng tạo thành

+ Tiếng áo và tiếng quần đều có nghĩa.

+ Cả hai tiếng đều dùng để chỉ vật dụng trang phục của con người.

= > Từ áo và từ quần nghĩa hẹp hơn so với từ áo quần.

- Trầm bổng:

+ Cả hai tiếng đều ngang hàng nhau.

+ Không có tiếng nào phụ.

+ Là âm thanh khi cao khi thấp rất êm tai.

- Xét riêng từng tiếng:

+ Trầm: âm thanh ở âm vực thấp

+ Bổng: âm thanh ở âm vực cao

= > Nghĩa hẹp hơn so với từ trầm bổng.