Bài tập 3 trang 87 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10


Nội dung bài giảng

Hãy điền chữ Đ vào ô □ trước những thông tin đúng vẻ tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta trong các thế kỉ XI - XV

□       Do nhu cẩu trong nước ngày một tăng, thủ công nghiệp có điéu kiện phát triển nhanh chóng.

□       Các sản phẩm của thủ công nghiệp nước ta thời kì này không chỉ phục vụ cho nhu cầu của nhân dân mà còn là cống phẩm cho triều đỉnh phương Bắc.

□       Các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển rộng rãi trong nhân dân.

□       Việc khai thác, sử dụng các kim loại quý như vàng, bạc, đồng ngày càng được đẩy mạnh.

□       Trên cơ sở thủ công nghiệp dân gian phát triển*đã hình thành một số làng chuyên làm nghề thủ công.

□       Việc may mũ, áo và sản xuất đồ dùng cho vua, quan, quý tộc là đặc quyền của một số làng nghề thủ công ở ven kinh thành Thăng Long.

□       Mặc dù tham gia vào các hoạt động thủ công nghiệp, nhưng trong các làng nghề, nhân dân vẫn làm nông nghiệp.

□       Trang Vân Đồn được nhà Lê xây dựng làm bến cảng để thuyền buôn nước ngoài đến buôn bán, trao đổi hàng hoá. 

□       Thời Lê sơ, Thăng Long có 36 phố phường với những hoạt động thủ công nghiệp, thương nghiệp khá nhộn nhịp.

□       Các hoạt động thương nghiệp trong nước chủ yếu diễn ra qua hệ thống chợ làng, chợ huyện, chợ chùa.

□       Ngoài các thương nhân Trung Quốc đến nước ta để buôn bán, trong những thế kỉ X - XV còn có thương nhân một số nước phương Nam.

□       Biên giới Việt - Trung từ thời Lý đã là nơi lái buôn hai nước trao đổi, buôn bán các loại hàng hoá.

Trả lời: 

Đ        Do nhu cẩu trong nước ngày một tăng, thủ công nghiệp có điều kiện phát triển nhanh chóng.

S        Các sản phẩm của thủ công nghiệp nước ta thời kì này không chỉ phục vụ cho nhu cầu của nhân dân mà còn là cống phẩm cho triều đình phương Bắc.

Đ       Các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển rộng rãi trong nhân dân.

Đ       Việc khai thác, sử dụng các kim loại quý như vàng, bạc, đồng ngày càng được đẩy mạnh.

Đ       Trên cơ sở thủ công nghiệp dân gian phát triển đã hình thành một số làng chuyên làm nghề thủ công.

Đ       Việc may mũ, áo và sản xuất đồ dùng cho vua, quan, quý tộc là đặc quyền của một số làng nghề thủ công ở ven kinh thành Thăng Long.

Đ       Mặc dù tham gia vào các hoạt động thủ công nghiệp, nhưng trong các làng nghề, nhân dân vẫn làm nông nghiệp.

Đ       Trang Vân Đồn được nhà Lê xây dựng làm bến cảng để thuyền buôn nước ngoài đến buôn bán, trao đổi hàng hoá. 

Đ       Thời Lê sơ, Thăng Long có 36 phố phường với những hoạt động thủ công nghiệp, thương nghiệp khá nhộn nhịp.

Đ       Các hoạt động thương nghiệp trong nước chủ yếu diễn ra qua hệ thống chợ làng, chợ huyện, chợ chùa.

Đ       Ngoài các thương nhân Trung Quốc đến nước ta để buôn bán, trong những thế kỉ X - XV còn có thương nhân một số nước phương Nam.

Đ       Biên giới Việt - Trung từ thời Lý đã là nơi lái buôn hai nước trao đổi, buôn bán các loại hàng hoá.