Bài tập 7 trang 112 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10


Nội dung bài giảng

BÀI TẬP 7. Nền văn học Việt Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII có những đặc điểm nổi bật nào?

Trả lời:

-   Nho giáo suy thoái. Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước.

-   Văn học chữ Nôm phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Khoan…..

-  Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian... mang đậm tính dân tộc và dân gian.

-   Thể hiện tinh thần dân tộc của nguyên nhân Việt. Người Việt đã cải biến chữ Hán thành chữ Nôm để viết văn, làm thơ...

* Điểm mới trong văn học thế kỷ XVI - XVIII:

+  Văn học dân gian rất phát triển trong khi văn học chữ Hán suy giảm.

+   Phản ánh thực tế Nho giáo ngày càng mất uy tín đồng thời chứng tỏ cuộc sống tinh thần của nhân dân được đề cao góp phần làm cho văn học thêm phong phú, đa dạng

+   Thế kỷ  XVIII chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.