Tình hình phân hoá xã hội và cuộc đấu tranh của nông dân


Nội dung bài giảng

Sự phát triển kinh tế trong hoàn cảnh của chế độ phong kiến vừa góp phần nâng cao đời sống nhân dân, củng cố nền độc lập dân tộc, vừa đẩy nhanh sự phân hoá xã hội. Giai cấp địa chủ thống trị ngày càng mở rộng ruộng đất tư hữu, nhất là các quý tộc Trần với hệ thống điền trang của mình. Ban đầu, điều này góp phần mở rộng diện tích canh tác, giải quyết ít nhiều tình trạng dân phiêu tán. Từ thế kỉ XIV, do nhiều nguyên nhân khác nhau, mất mùa, đói kém xảy ra ngày càng nhiều, nên "nhân dân nhiều người phải bán ruộng đất và bán con trai, con gái làm nô tì". Trong lúc đó, vua quan, quý tộc chấp chiếm ruộng đất, ăn chơi xa xỉ, không quan tâm đến cuộc sống của nhân dân. Nhiều cuộc đấu tranh của nông dân đã bùng lên, nhất là vào cuối thế kỉ XIV. Nhà Trần suy vong. Tể tướng Hồ Quý Ly thực hiện một cuộc cải cách lớn để cứu vãn tình thế - nhà Hồ được thành lập.