Bài tập 4 trang 34 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11


Nội dung bài giảng

BÀI TẬP 4: Hãy trình bày những nét chính về phong trào công nhân quốc tế từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

- Nửa đầu thế kỉ XIX :

- Giữa thế kỉ XIX :

- Cuối thế kỉ XIX :

- Đầu thế kỉ XX: 

Trả lời:

- Nửa đầu thế kỉ XIX:

Trong những năm 1830 - 1840, phong trào công nhân ở các nước Pháp, Đức, Anh phát triển mạnh:

+ Năm 1831, công nhân dệt ở thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm và đòi thiết lập chế độ cộng hòa. Họ nêu cao khẩu hiệu “Sống trong lao động, chết trong chiến đấu”. Cuộc khởi nghĩa cuối cùng bị giới chủ đàn áp.

 + Năm 1844, công nhân dệt vùng Sơ-lê-din (Đức) khởi nghĩa, chống lại sự hà khắc của giới chủ. Khởi nghĩa bị đàn áp đẫm máu.

+ Từ năm 1836 đến năm 1847, ở Anh diễn ra “Phong trào Hiến chương”. Hình thức đấu tranh của phong trào này là mít tinh, biểu tình, đưa kiến nghị (có hàng triệu chữ kí) đến quốc hội đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương, giảm giờ làm cho người lao động. Phong trào cuối cùng bị dập tắt.

- Giữathế kỉ XIX: Phong trào công nhân châu Âu phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi có một lí luận khoa học cách mạng để giải phóng công nhân và toàn thể nhân dân lao động.Trong bối cảnh đó, học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học do Các Mác và Ăng ghen đề xướng đã ra đời. Cùng với nó là sự ra đời và có đóng góp lớn cho phong trào công nhân của Quốc tế thứ nhất.

Cuối thế kỉ XIX:

 Nguyên nhân

-  Đội ngũ giai cấp công nhân các nước tăng nhanh về số lượng và chất lượng, có điều kiện sống tập trung.

- Sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản, xu thế độc quyền và chính sách chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh để phân chia lại thế giới khiến  đời sống của công nhân cực khổ  dẫn đến  nhiều cuộc đấu tranh công nhân nổ ra.

* Phong trào công nhân

- Phong trào công nhân đòi cải thiện đời sống, đòi quyền tự do dân chủ ngày càng lan rộng, đặc biệt ở các nước tư bản tiên tiến như Anh, Pháp, Đức, Mĩ. Với sự thành lập của Công xã Pari

- Cuộc tổng bãi công của gần 40 vạn công nhân Chi-ca-gô ngày 1 - 5 - 1886 đòi lao động 8 giờ đã buộc giới chủ phải nhượng bộ. Ngày đó đi vào lịch sử là ngày Quốc tế lao động và chế độ ngày làm việc 8 giờ dần được thực hiện trong nhiều nước.

*Điểm mới

+ Nhiều Đảng công nhân, Đảng xã hội, nhóm công nhân tiến bộ được thành lập: Đảng công nhân xã hội dân chủ Đức (1875), Đảng công nhân xã hội Mĩ (1876), Đảng công nhân Pháp(1879), nhóm giả phóng lao động Nga(1883).

+Đặt ra yêu cầu cần phải thành lập một tổ chức Quốc tế mới của giai cấp vô sản thế giới nối tiếp nhiệm vụ của Quốc tế thứ nhất.

+  C. Mác qua đời (1883) sứ mệnh lãnh đạo phong trào công nhân Quốc tế thuộc về Ph.Ăng-ghen.

-  Đầu thế kỉ XX: Nổi bật là Cách mạng Nga 1905-1907:

Nguyên nhân dẫn đến cuộc cách mạng Nga 1905-1907.

- Đầu thế kỷ XX nước Nga khủng hoảng.

- Mâu thuẫn giai cấp gay gắt, nhân dân căm ghét chế độ Nga Hoàng thối nát.

- Thất bại của Nga trong chiến tranh Nga – Nhật làm cho kinh tế, chính trị xã hội khủng hoảng trầm trọng.

Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Nga1905-1907:

+ Đối với nước Nga:

-Giáng 1 đòn chí tử vào nền thống trị của địa chủ và tư sản .

- Làm suy yếu chế độ Nga Hòang.

- Là bước chuẩn bị cho cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ diễn ra vào năm 1917

+ Đối với thế giới: ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa và phụ thuộc.