Đề kiểm tra học kỳ II - Đề số 1


Nội dung bài giảng

Câu 1 (3,0 điểm) : Khối đồng minh chống phát xít được hình thành như thế nào ?

Trả lời:

* Hoàn cảnh:                                                                                                     

- Hành động xâm lược cúa chủ nghĩa phát xít đã thúc đẩy các quốc gia trên thế giới phối hợp với nhau trong một liên minh chống phát xít.                                                   

- Việc Liên Xô tham gia chiến tranh đã làm thay đổi căn bản cục diện chính trị và quân sự của cuộc chiên. Cuộc chiến tranh vĩ đại của nhân dân Liên Xổ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào kháng chiến của nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng.

- Các chính phủ Anh, Mĩ đã thay đổi dần thái độ, bắt tay với Liên Xô trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít, khôi phục chủ quyến của các dân tộc bị phát xít nô dịch.  

*Sự hình thành

 Ngày 1-1-1942, tại Oa-sinh-tơn, 26 quốc gia (đứng đầu là Liên Xô, Anh, Mĩ) đã ra một bản tuyên bố chung, gọi là:Tuyên ngôn Liên hợp quốc.Nội dung Tuyèn ngôn các nước tham gia Tuyên ngôn cam kết cùng nhau tiến hành cuộc chiến đấu chống phát xít với toàn bộ lực lượng của mình Khối đổng minh chống phát xít được hình thành. 

Câu 2 (3,0 điểm) .So sánh tinh hình xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX với tình hình xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX.

Trả lời:

* Giốngnhau:                                                                                                     

- Giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân vẫn là hai giai cấp cơ bản trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX.                                                                  

- Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến, giữa nhân dân ta với đế quốc Pháp là hai mâu thuẫn cơ bản trong cả hai thời kì lịch sử nói trên.

*Khác nhau:

Từ đầu thế kỉ XX, dưới sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã họị Việt Nam, bên cạnh những giai cấp cũ là địa chủ và nông dân, thì đãxuất hiên thèm những giai cấp và tầng lớp mới, đó là giai cấp tư sản, giai cấp công nhân va táng lop tiểu tư sản.

- Bên cạnh những mâu thuẫn cơ bản nói trên, đắủ thế kỉ XX trong xã hội Việt Nam xuất hiện thêm một sổ mâu thuẫn mới, đó là: mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân vói giai cấp tư sản, giữa tư sản dàn tộc và tư sản mại bản, giữa giai cấp tư sản (dân tộc) với giai cấp tư sản và đế quốc Pháp. 

Câu 3 (4,0 điểm) Hãy cho biết sự chuyển biến tư tưởng của Phan Bội Châu được thể hiện qua việc thành lập Việt Nam Quang phục hội năm 1912.

Trả lời:

- Sau khi Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược và thống trị, nhân dân Việt Nam đã không ngừng đứng lên đấu tranh nhằm giành độc lập dân tộc, trong đó có cuộc đấu tranh do Phan Bội Châu lãnh đạo đầu thế kỉ XX

- Phan Bội Châu là một sĩ phu văn thân yêu nước, mục đích đấu tranh của ông là giành độc lập cho dân tộc, xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

- Phan Bội Châu là một nhà cách mạng không bảo thủ mà luôn luôn có sự thay đổi tư tưởng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình.

- Sự chuyển biến tư tưởng của ông được thể hiện rõ nhất qua sự kiện ông giải tán Hội Duy tân và thành lập Việt Nam Quang phục hội năm 1912.

+ Hội Duy tân (thành lập năm 1904) chủ trương đánh Pháp, giành độc lập, thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.

+ Sau khi phong trào Đông du tan rã, cùng với cuộc Cách mạng Tân Hợi thắng lợi ở Trung Quốc năm 1911, ông đã quyết định giải tán Hội Duy tân năm 1912 và thành lập Việt Nam Quang phục hội với tổn chỉ: đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hoà dân quốc Việt Nam.

- Như vậy, từ chủ trương thành lập chế  độ quân chủ lập hiến sẵng thành lập chế độ cộng hoà ở Việt Nam là một sự thay đổi lớn, một sự trưởng thành vượt bậc trong tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu.