Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam đã có những cuộc khởi nghĩa lớn nào của đồng bào các dân tộc thiểu số ?


Nội dung bài giảng

Tại Tây Bắc, vào đầu tháng 11-1914 đã bùng nổ cuộc khởi nghĩa của người Thái. Nghĩa quân đánh chiếm nhiều đồn giặc dọc biên giới Việt –Lào và đến cuối năm 1915 đã làm cgur cả vùng Tây Bắc. Quân Pháp phải huy động 3 000 quân đối phó. Mãi đến tháng 3-1916, vùng Tây Bắc mới tạm yên.

Năm 1918, đồng bào Mông vùng Lai Châu khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Giàng Tả Chay, Trong quá trình phát triển, cuộc khởi nghĩa đã thu hút hầu hết quân dân các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc. Nghĩa quân hoạt động trên một địa bàn rộng 4 vạn km 2. Nhiều trận chiến đấu ác liệt đã diễn ra, có trận số quân địch bị thương và bị chết lên tới hàng trăm tên. Cuộc khởi nghĩa kéo dài trong 4 năm, buộc chính quyền thực dân phải nới rộng ách kìm kẹp, áp bức đối với các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc.

Ở vùng Đông Bắc, binh lính dồn Bình Liêu nổi dậy (11-1918), lôi cuốn đông đảo đồng bào các dân tộc Hán, Nùng, Dao ở địa phương tham gia, hoạt động trên một địa bàn rất rộng, từ sông Tiên Yên ra đến biển; uy hiếp cả vùng mỏ Quảng Yên, lan sang các hải đảo từ Móng Cái đến Hải Phòng. Đến giữa năm 1919, giặc Pháp mới dẹp yên được cuộc khởi nghĩa này.

Cũng trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất, đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã nhiều lần nổi dậy chống thực dân Pháp. Cuộc khởi nghĩa có ảnh hưởng lớn nhất là cuộc khởi nghĩa của đồng bào Mnông do N’Trang Long chỉ huy. Nghĩa quân thắng nhiều trận lớn, buộc thực dân Pháp phải bỏ cả một vùng cao nguyên rộng lớn. Từ năm 1916, thực dân Pháp tổ chức bao vậy chặt vùng nghĩa quân kiểm soát, triệt đường tiếp tế muối. Mặc dù vậy, cuộc khởi nghĩa vẫn kéo dài đến nhiều năm sau chiến tranh, tới năm 1935 mới chấm dứt.