Bài tập 1 trang 25, 26, 27 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12


Nội dung bài giảng

Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.

1. Nhân tố quan trọng hàng đầu giúp các nước Tây Âu nhanh chóng khỏi phục kinh tế sau chiến tranh là

A.      chính sách đúng đắn của các nhà nước ở Tây Âu.

B.      sự nỗ lực vươn lên của nhân dân các nước Tây Âu. 

C.      nhận được khoản bồi thường chiến tranh không nhỏ để khôi phục kinh tế.

D.      viện trợ của Mĩ thông qua "Kế hoạch Mácsan".


2. Nét nổi bật nhất của tình hình các nước Tây Âu trong những năm 1945 - 1950 là

A.      sự phục hổi và vuơn lên mạnh mẽ vễ kinh tế.

B.      sự phụ thuộc chặt chẽ vào Mĩ.

C.  nền kinh tế, chính trị, xã hội,ệ.. được kiện toàn về mọi mặt, trở thành đối tượng của khối Đông Âu XHCN vừa mới hình thành.

D. nhiều nước Tây Âu gia nhập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương do Mĩ đứng đầu.


3. Nước CHLB Đức được thành lập vào

A. tháng 10- 1945.                           C.  tháng 10 - 1948.

B. tháng 10- 1946                            D. tháng 9 - 1949.

 

4. Nước CHLB Đức được thành lập dựa trên cơ sở

A. hợp nhất các khu vực chiếm đóng của Mĩ, Anh, Pháp tại Đức.

B. lãnh thổ nước Đức trước chiến tranh.

C. lãnh thổ của nước "Đại Đức" do Hítle lập ra.

D. khu vực chiếm đóng của Liên Xô trong và sau Chiên tranh thế giới thứ hai.


5. Từ năm 1950 đến đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX, CHLB Đức vươn lên thành cường quốc công nghiệp đứng đầu thế giới

B. thứ hai thế giới, sau Mĩ.

C.  thứ ba thế giới, sau Mĩ và Nhật Bản.

D. thứ tư thế giới, sau Mĩ, Nhật Bản và Anh.


6. Thành tựu lớn nhất mà các nước Tây Âu đạt được trong những năm 50 - 70 của thế kỉ XX là

A. trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

B. trình độ khoa học - kĩ thuật phát triển cao và hiện đại.

C.  thành lập được một tổ chức khu vực hoạt động rất có hiệu quả.

D. trở thành trung tâm chính trị có ảnh hưởng lớn trên phạm vi thế giới.


7. Nét nổi bật nhất trong tình hình đối ngoại của các nước Táy Áu những năm 1950 - 1973 là

A. chịu sự chi phối và ảnh hưởng sâu sắc của Mĩ.

B. các nước Tây Âu thực hiện đa dạng hoá, đa phưong hoá quan hệ đổi ngoại.

C.  nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan,... tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kì "phi thực dân hoá" trên phạm vi thế giới.

D. một số nước Tây Âu chú ý phát triển quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN khác, phản đổi cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ.


8.      Từ năm 1973 đến năm 1991, nến kinh tế các nước Tày Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái là do

A.      sự suy thoái của nến kinh tế Mĩ.

B.      tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới bắt đầu từ năm 1973.

C.      sự vươn lên và cạnh tranh mạnh mẽ của các nước công nghiệp mới (NICs).

D.     sự vươn lên mạnh mẽ và cạnh tranh gay gắt của Nhật Bản.


9.       Liên minh châu Âu (EU) là một tổ chức

A.      hợp tác liên minh về kinh tế, chính trị và an ninh,..giữa các nước thành viên có cùng một chế độ chính trị.

B.      hợp tác liên minh giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiến tệ.

C.       liên minh vế chính trị, đối ngoại.

D.      liên minh, họp tác nhằm giải quyết những vấn đế về an ninh chung.


10. Đến cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX, Lièn minh châu Âu là một tổ chức

A. liên kết kinh tế lớn nhất thể giới.

B. liên kết chính trị chặt chẽ nhất thế giới.

C.  liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất thế giới.

D. có vai trò quan trọng nhất trên trường quốc tế.


Trả lời:

1.Chọn đáp án D

2.Chọn đáp án B

3.Chọn đáp án D

4.Chọn đáp án A

5.Chọn đáp án C

6.Chọn đáp án A

7.Chọn đáp án B

8.Chọn đáp án B

9.Chọn đáp án B

10.Chọn đáp án C