Bài tập 8 trang 6 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12


Nội dung bài giảng

1. Hãy nêu ngắn gọn những thành tựu của tổ chức Liên hợp quốc trong hơn nửa thế kỉ qua

2. Hãy nêu một số hoạt động của Liên hợp quốc tại Việt Nam mà em biết.

Trả lời:

1. 

 - Là diễn đàn quốc tế, vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp và xung đột khu vực.

-  Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế… giữa các quốc gia thành viên.

- Hiện nay, Liên hiệp quốc có 192 thành viên, Việt Nam (thành viên 149) gia nhập Liên hiệp quốc tháng 9/1977.

Các tổ chức chuyên môn của Liên Hiệp Quốc  hoạt động ở VN:

- 20-9 -1977 VN gia nhập LHQ.

- Các tổ chức LHQ hoạt động  tại VN:

+ UNICEF: Quỹ Nhi Đồng LHQ.

+ UNESCO: Tổ chức Văn hóa- Khoa Học – Giáo dục LHQ.

+ WHO: Tổ chức Y tế thế giới.

+ FAO: Tổ chức Lương – Nông.

+ IMF: Quỹ tiền  tệ quốc tế.

+  IL O: Lao động quốc  tế.

+ UPU: Bưu chính.

+ ICAO: Hàng không

+ IMO: Hàng hải.

2. 

Một số hoạt động của Liên hợp quốc tại Việt Nam:

Trên cơ sở quan hệ đối tác với Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Liên Hợp Quốc hoạt động nhằm bảo đảm rằng tất cả người dân Việt Nam đều được hưởng cuộc sống ngày càng khoẻ mạnh và thịnh vượng hơn, trong đó phẩm giá con người ngày cao và ngày càng nhiều sự lựa chọn hơn cho mọi người. Thông qua nỗ lực chung hoặc của từng cơ quan, Liên Hợp Quốc quan tâm và tạo ra cơ hội cho người nghèo và những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội, và cho thế hệ trẻ - chủ nhân của tương lai.

Thực hiện Hiến chương Liên Hợp Quốc và Tuyên bố Thiên niên kỷ, Liên Hợp Quốc thúc đẩy các nguyên tắc về bình đẳng và công bằng xã hội, đồng thời cung cấp các ý kiến tư vấn khách quan, trình độ kỹ thuật và tạo khả năng tiếp cận tri thức toàn cầu và kinh nghiệm địa phương nhằm đối phó với các thách thức phát triển của Việt Nam.

Cùng tác nghiệp, Liên Hợp Quốc là một đối tác mạnh trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội và bảo trợ cho người dân Việt Nam, trong đó đặc biệt chú trọng đến các nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất như những người di cư, những người bị nhiễm HIV và các dân tộc thiểu số. Liên Hợp Quốc đồng thời hỗ trợ các sáng kiến liên ngành về HIV, truyền thông về giới, và phát triển dựa trên các quyền, bao gồm các hoạt động liên quan đến thanh niên. Khuôn khổ Hỗ trợ Phát triển Liên Hợp Quốc 2006-2010 bắt nguồn từ các nguyên tắc cơ bản và áp dụng cách tiếp cận dựa trên các quyền của Liên Hợp Quốc đối với một loạt các vấn đề chính yếu do Chính phủ Việt Nam và Nhóm Liên Hợp Quốc tại Việt Nam xác định.

Là một thành viên của Liên Hợp Quốc và tham gia ký kết Tuyên bố Thiên niên kỷ, Việt Nam ủng hộ các Cơ quan Liên Hợp Quốc trong việc thúc đẩy cách tiếp cận phát triển lấy con người làm trung tâm và dựa trên các quyền làm cơ sở. Tuyên bố Thiên niên kỷ và các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) trong Tuyên bố đã đặt ra tầm nhìn phát triển hòa nhập nhằm mở rộng sự lựa chọn của mọi tầng lợp dân cư trong xã hội và ưu tiên xoá bỏ những trở ngại về cơ cấu, thể chế và văn hoá đối với sự tham gia của người dân vào quá trình phát triển quốc gia.

Nhằm hỗ trợ Việt Nam thực hiện cam kết phát triển có sự tham gia của toàn xã hội, Liên Hợp Quốc đã cung cấp tư vấn chính sách cho Chính phủ; giúp Việt Nam củng cố thể chế thực hiện hiệu quả các chính sách nhằm bảo đảm cho mọi người dân đều được hưởng lợi từ phát triển; cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và một loạt các hình thức hỗ trợ và dịch vụ kháC.  Việt Nam cũng là một trong 8 nước thí điểm triển khai Sáng kiến Một Liên Hợp Quốc với mục đích nhằm làm tăng khả năng đáp ứng và tính hiệu quả của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đối với những nhu cầu đang biến đổi nhanh chóng của đất nướC.

Các tổ chức của Liên hợp quốc đang làm việc ở Việt Nam

- Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO, Food and Agriculture Organization of the United Nations)

- Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO, United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization)

- Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc ( UNICEF, United Nations Children’s Fund)

- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, WORLD HEALTH ORGANIZATION)

- Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO, The International Labour Organization)

- Tổ chức Di dân quốc tế (IOM, The International Organization for Migration)