Công cuộc cải tạo quan hệ sản Miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì trong công cuộc khôi phục kinh tế,


Nội dung bài giảng

Trong ba năm (1958-1960), miền Bắc lấy cải tạo xã hội chủ nghĩa làm trọng tâm: cải tạo đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ, công thwuong nghiệp tư bản tư doanh, khâu chính là hợp tác hóa nông nghiệp.

Thực hiện chủ trương trên, khắp nơi trên miền Bắc sôi nổi phong trào vận động xây dựng hợp tác xã.

Đến cuối năm 1960, miền Bắc có trên 85% hộ nông dân với 70% ruộng đất vào hợp tác xa nông nghiệp, hơn 8% số thợ thủ công và 45% số người buôn bán nhỏ vào hợp tác xã. Một bộ phận thương nhân được chuyển sang sản xuất hoặc chuyển thành mậu dịch viên.

Đối với tư sản dân tộc, Đảng và Nhà nước chủ trương cải tạo bằng phương pháp hòa bình, sử dụng mặt tích cực của họ phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước. Đến cuối năm 1960, có hơn 95% số hộ tư sản vào công ty hợp doanh.

Trong cải tạo, chúng ta mắc một số sai lầm như đã đồng nhất cải tạo với xóa bỏ tư hữu và các thành phần kinh tế cá thể; thực hiện sai các nguyên tắc xây dựng hợp tác xã là tự nguyện, công bằng, dân chủ, cùng cơ lợi; do đó, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của xã viên trong sản xuât.

Đồng thời cải tạo là nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội, trọng tâm là phát triển thành phần kinh tế quốc doanh. Đến năm 1960, đã có 172 xí nghiệp do trung ương quản lí và trên 500 xí nghiệp do địa phương quản lí.

Những tiến bộ về mặt kinh tế đã tạo điều kiện cho sự nghiệp văn hóa, giáo dục y tế phát triển. So với năm 1957, năm 1960, số học sinh tăng 80%, số sinh viên gấp đôi. Các cơ sở y tế năm 1960 tăng 11 lần so với năm 1955.