Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ-Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới "Đồng khởi" (1954-1960)


Nội dung bài giảng

1.Đấu tranh chống chế độ Mĩ-Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954-1959)

Cách mạng miền Nam từ giữa năm 1954 chuyển từ đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mĩ-Diệm, đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ năm 1954, bảo vệ hòa bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.

Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam vừa đòi Mĩ-Diệm thi hành Hiệp định Giơnevơ, đòi hiệp thương tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước, đòi các quyền tự do, dân sinh, dân xhur, vừa chống khủng bố, đàn áp, chống chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”, chống trò hề “trưng cầu dân ý”,”bầu cử quốc hội” của Ngô Đình Diệm.

Mở đầu là phong trào hòa bình của trí thức và tầng lớp nhân dân ở Sài Gòn- Chợ Lớn vào tháng 8-1954. Trong phong trào hòa bình, nhiều cuộc mít tinh, hội họp và đưa yêu sách đòi chính quyền thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ v. v. được tổ chức.

Mĩ –Diệm tăng cường khủng bố đàn áp, lùng bắt những người lãnh đạo phong trào. Tuy vậy, phong trào đấu tranh vì mục tiêu hòa bình của các tầng lớp nhân dân tiếp tục dâng cao, lan rộng tới các thành phố khác và cả vùng nông thôn, ,mà tiêu biểu là ở Huế-Đà Nẵng. Phong trào đã lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân tham gia, tình hình mặt trận chống Mĩ-Diệm. Phong trào từ đấu tranh chính trị, hòa bình chuyển sang dùng bạo lực, tiến hành đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, chuẩn bị cho cao trào cách mạng mới.

2. Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960)

Trong những năm 1957-1960, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, tổn thất. Tháng 5-1957, Ngô Đình Diệm ban hành đạo luật đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, ra Luật 10/59, công khai chém giết, làm cho hàng vạn cán bộ, đảng viên bị giết hại, hàng chục vạn đồng bào yêu nước bị tù đày. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam đòi hỏi có một biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng vượt qua khó khăn, thử thách.

Hình 61. Lược đồ phong trào "Đồng khởi" ở miền Nam

 

Tháng 1-1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành trung ương Đảng đã quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mĩ-Diệm. Hội nghị nhấn mạnh: Ngoài con đường dùng bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác. Phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang đánh đổ ách thống trị Mĩ-Diệm.

Phong trào nổi dậy từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương như cuộc nổi dậy ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận) tháng 2-1959, ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) tháng 8-1959, đã lan ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre.

Ngày 17-1-1960, cuộc “Đồng khởi” nổ ra ở ba xã điểm là Định Thủy, Phước Hiệp Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày (Bến Tre), rồi nhanh chóng lan ra toàn diện Mỏ Cày và các huyện Giông Trôm, Thạnh Phú, Ba Tri, Châu Thành, Bình Đại.

Quần chúng nổi dậy giải tán chính quyền địch, thành lập Ủy ban nhân dân tự quân, thành lập lực lượng vũ trang, tịch thu ruộng đất của địa chủ, cường hào chia cho dân cày nghèo.

Phong trào “Đồng khởi” lan ra các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung Trung Bộ, Tính đến cuối năm 1960, ta đã làm chủ 600/1298 xã ở Nam Bộ, 904/3 829 thôn ở vùng núi các tỉnh Trung Trung Bộ, 3 200/ 5 721 thôn ở Tây Nguyên.

Phong trào “Đồng khởi” giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Hình 62. Chủ tịch Nguyến Hữu Thọ duyệt một đơn vị vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam

 

Từ trong khí thế đó, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (201-20-1960) do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch. Mặt trận chủ trương đoàn kết toàn dân, đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược và chính quyền Ngô Đình Diệm, thành lập chính quyền cách mạng dưới hình thức những ủy ban nhân dân tự quản.