Sự thành lập nhà lý


Nội dung bài giảng

Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đình lên ngôi vua. Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần, đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc, tôn Lý Công uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý thành lập.
Năm 1010, Lý Công uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời đô về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên thành là Thăng Long (có nghĩa là rồng bay lên).
Thời Lý, kinh thành Thăng Long đã dần trở thành đô thị phồn thịnh.
Kinh thành Thăng Long được bao bọc bởi một vòng thành ngoài cùng gọi là La thành hay thành Đại La. Có thể nói vào thế kỉ XI, Thăng Long vừa là kinh đô của nước Đại Việt cường thịnh, vừa là một thành thị có quy mô lớn trong khu vực và trên thế giới lúc bấy giờ.
Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt. Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm giữ mọi quyền hành. Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối. Với các chức vụ quan trọng nhà vua đều cử những người thân cận nắm giữ. Giúp vua lo việc nước có các đại thần, các quan văn, võ. "Dân ai có gì oan ức thì đánh chuông (đặt ở trước điện Long Trì) xin vua xét xử".
Ở các địa phương, nhà Lý chia cả nước thành 24 lộ, phủ (ở miền núi gọi là châu), đặt các chức tri phủ, tri châu ; giao cho con cháu nhà vua hoặc các đại thần cai quản. Dưới lộ, phủ là huyện, hương và xã.