Cách mạng công nghiệp


Nội dung bài giảng

1. Cách mạng công nghiệp ở Anh
Từ những năm 60 của thế kỉ XVIII, máy móc được phát minh và sử dụng trong sản xuất đầu tiên ở Anh. trước hết ở ngành dệt, với sự ra đời của máy kéo sợi Gien-ni.

Thời bây giờ, hàng dệt của Anh bán chạy làm cho nghề dệt rất phát đạt, mặc dù có sự mất cân đối giữa khâu kéo sợi và dệt vải - cứ 10 người kéo sợi mới đủ sợi cho một thợ dệt. Để khắc phục tình trạng "đói sợi", năm 1764 Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi và lấy tên con gái mình đặt cho máy, gọi là máy Gien-ni. Máy xe được 16 sợi bông một lúc năng suất tăng 8 lần.

Năm 1769. Ác-crai-tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước. Năm 1785. Ét-mơn Các-rai chế tạo ra máy dệt đầu tiên ở Anh. làm cho năng suất dệt tăng gần 40 lần so với dệt bằng tay về sau, máy dệt cũng chạy bằng sức nước.
Do máy dệt chạy bằng sức nước nên các nhà máy phải đặt gần những khúc sông chảy xiết Về mùa đông,máy phải ngừng hoạt động vì nước đóng băng.
Năm 1784, Giêm Oát hoàn thành việc phát minh ra máy hơi nước. Từ đó, các nhà máy có thể xây dựng ở bất cứ nơi nào thuận tiện.
Lúc đầu máy móc mới được sử dụng trong ngành dệt vải, về sau được đưa dần vào các ngành kinh tế khác. Nhu cầu vận chuyển nguỵên vật liệu đến nhà máy và đưa hàng hóa đi các nơi ngày một tăng. Từ đó, máy móc được sử dụng trong giao thông vận tải. Đầu thế kl XIX. tàu thủy chạy bằng máy hơi nước thay thế dần thuyền buồm ; xe lửa và đường sắt bắt đầu phục vụ đời sống xã hội.
Năm 1825,đoạn đường sát đâu tiên ở nước Anh được khánh thành năm 1830, cả nước Anh chi có 108 km đường sắt, đến năm 1850 - tăng lên
10000 km.

Máy móc và đường sắt phát triển đòi hỏi công nghiệp nặng phát triển. Năm 1850, Anh sản xuất được một nửa số gang, thép và than đá của thế giới.

Như vậy, từ năm 1760 đến năm 1840, ở Anh diễn ra quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc. Đây là cuộc cách mạng công nghiệp hay công nghiệp hóa việc sản xuất. Cách mạng công nghiệp đã làm cho sản xuất phát triển nhanh chóng, của cải ngày càng dồi dào. Công nghiệp hóa diễn ra đầu tiên ở Anh, sớm hơn các nước khác khoảng 60 đến 100 năm và trở nên phổ biến ở các nước tư bản chủ nghĩa. Anh từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới. Thời bấy giờ, nước Anh được gọi là '‘công xưởng của thế giới”.

2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức
Ờ Pháp, cách mạng công nghiệp bắt đầu từ năm 1830. Trong 20 năm 1830 - 1850), các ngành sản xuất của Pháp tăng lên nhiều.
Sản lượng gang, sát tăng 3 lần,độ dài đường sắt tăng 100 lần (từ 30 km lên đến 3000 km). Giữa thế kỉ XIX, Pháp có trên 5000 máy hơi nước, đến năm 1870 - khoảng 27 000 chiếc.
Nước Pháp hoàn thành cách mạng công nghiệp, kinh tế phát triển, đứng thứ hai sau Anh, hơn hẳn các nước khác trên lục địa châu Âu.
Ở Đức, tuy đất nước chưa thống nhất nhưng cách mạng công nghiệp vẫn diễn ra vào những năm 40 của thế kỉ XIX. Trong những năm 1850 - 1860. kinh tế phát triển với tốc độ nhanh và đạt được nhiều kết quả.
Sản lượng than, sắt, thép và độ dài đường sắt tăng tủ 2 đến 3 lần, số máy hơi nước tăng 6 lần. Nhờ tiếp thu những thành tựu khoa học - kĩ thuật mới, công nghiệp hóa chất, công nghiệp luyện kim phát triển và có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Đức.

Máy móc cũng được sử dụng trong nông nghiệp. Trên đồng ruộng của các nước tiến hành cách mạng công nghiệp đã xuất hiện máy cày, máy bừa, máy gặt đập. Đồng thời, phân bón hóa học được sử dụng rộng rãi. làm tăng năng suất cây trồng

3.Hệ quả của cách mạng công nghiệp
Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản : nhờ phát minh máy móc, nhiều khu công nghiệp lớn, nhiều thành phố mọc lên. thu hút dòng người từ nông thôn đến tìm việc làm.

Về mặt xã hội, hệ quả quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp là hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản : giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
Do nắm được kinh tế, giai cấp tư sản thống trị xã hội. Giai cấp vô sản là những người lao động làm thuê, bị áp bức. bóc lột. Ngay từ đầu họ đã đứng lên đấu tranh chống lại ách áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản với các hình thức : đập phá máy móc, nêu yêu cầu về quyền lợi, khởi nghĩa vũ trang.