Sự biến đổi về kinh tế, xã hội Tây Âu trong các thế kỉ XV- XVII. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI


Nội dung bài giảng

1. Một nền sản xuất mới ra đời

Vào thế kỉ XV. trên cơ sở nền sản xuất công trường thủ công, ở Tây Âu bắt đầu xuất hiện các xưởng dệt vải, luyện kim, nấu đường... có thuê mướn nhân công. Nhiều thành thị trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán. Các ngân hàng được thành lập và ngày càng có vai trò to lớn.
Đó là nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, với sự hình thành hai giai cấp mới : giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.

Trong nền sản xuất mới, giai cấp tư sân có thế lực về kinh tế, nhưng không có quyền lực chính trị, bị nhà nước phong kiến kìm hôm. Nhân dân lao động (chủ yếu là nông dân, thợ thủ công, công nhân) bị áp bức, bóc lột nặng nề.

Mâu thuấn giữa chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân ngày càng gay gắt đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các cuộc đấu tranh.

2. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI

Vào đầu thế kỉ XVI, vùng đất Nê-đéc-lan (thuộc hai nước Hà Lan và Bỉ hiện nay) có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất ở Tây Âu, song sự thống trị của Vương quốc Tây Ban Nha đã ngăn cản sự phát triển này. Nhân dân Nê-đéc-lan nhiều lần nổi dậy chống sự đô hộ của Vương quốc Tây Ban Nha,mạnh mẽ nhất là cuộc đấu tranh tháng 8 - 1566. Cuộc đấu tranh bị đàn áp đẫm máu. Đến năm 1581, các tỉnh miền Bắc Nê-đéc-lan thành lập nước cộng hòa với tên gọi chính thức là Các tỉnh liên hiệp (về sau gọi là Hà Lan). Cuộc chiến tranh còn tiếp diễn, mãi đến năm 1648 nền độc lập của Hà Lan mới được chính thức công nhận. Hà Lan được giải phóng, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ờ nước này phát triển.
Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI được xem là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.