Bài 7 trang 36 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải


Nội dung bài giảng

Mô tả cấu trúc của nhân tế bào.

Hướng dẫn trả lời

    Trong tế bào động vật, nhân thường được định vị ở vùng trung tâm còn tế bào thực vật có không bào phát triển thì nhân có thể phân bố ở vùng ngoại biên.

    Nhân tế bào phần lớn có hình cầu với đường kính khoảng 5 Phía ngoài nhân được bao bọc bởi màng kép (hai lớp màng), mỗi màng có cấu trúc giống màng sinh chất, bên trong chứa khối sinh chất gọi là dịch nhân, trong đó có chất nhiễm sắc và một vài nhân con (giàu chất rARN).

-    Màng nhân : Màng nhân gồm màng ngoài và màng trong, mỗi màng dày 6-9 nm. Màng ngoài thường nối với lưới nội chất. Trên bề mặt màng nhân có rất nhiều lỗ nhân có đường kính 50 - 80 nm. Lỗ nhân được gắn liền với nhiều phân tử prôtêin cho phép các phân tử nhất định đi vào hay đi ra khỏi nhân.

-     Chất nhiễm sắc : về thành phần hoá học thì chất nhiễm sắc chứa ADN, nhiều prôtêin kiềm tính (histôn). Các sợi chất nhiễm sắc qua quá trình xoắn tạo thành nhiễm sắc thể (NST). Số lượng, hình dạng kích thước và cấu trúc NST trong mỗi tế bào nhân thực mang tính đặc trưng cho loài.

-    Nhân con : Trong nhân có một hay vài thể hình cầu bắt màu đậm hơn so với phần còn lại của chất nhiễm sắc, đó là nhân con hay còn gọi là hạch nhânNhân con gồm chủ yếu ià prôtêin và rARN.