Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật


Nội dung bài giảng

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

-       Các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.

-        Nhân tố bên trong là nhân tố di truyền và hoocmôn.

-        Các hoocmôn chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống là hoocmôn sinh trưởng, tirôxin, testostêrôn và ơstrôgen.

-        Các hoocmôn chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng là ecđixơn và juvenin.

II. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA

                                 PHẦN TÌM HIỄU VÀ THẢO LUẬN

♦     Quan sát hình 38.1 và cho biết:

-        Tên các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống.

-        Các hoocmôn đó do các tuyến nội tiết nào tiết ra.

Trả lời:

-       Tên các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống là: tỉrôxin, lestostêrôn, ơstrôgen.

-        Ttrôxin do tuyến giáp tiết ra.

Teslostêrôn do tinh hoàn tiết ra. ơstrôgen do buồng trứng tiết ra.

-        Hoocmôn sinh trưởng: kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin.

-        Tirôxin: kích thích chuyển hoá ở tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.

-        Ơstrôeen và testostêrôn: kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ:

+ Tăng phát triển xương.

+ Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.

Riêng testostêrôn còn làm tăng mạnh tổng hợp prôtêin, phái triển mạnh cơ bắp.

♦     Hình 38.2 minh họa 3 loại người: người bình thường, người bé nhỏ và người khổng lồ.

+ Hãy chỉ ra trường hợp nào là do tuyến yên sản xuất ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em.

+ Tụi sao tuyến yên sản xuất ra quá nhiều hoặc quá ít hoocmôn sinh trướng lại gây hậu qua như vậy?

(tham khảo tác dụng sinh lí của hoocmôn ở hình 38. 1).

Trả lời:

-        + Người bình thường: do tuyến yên tiết ra lượng hoocmôn sinh trưởng vừa phải vào giai đoạn trẻ em.

Người bé nhỏ: do tuyến yên tiết ra lượng hoocmôn sinh trưởng quá ít vào giai đoạn trẻ em.

Người khổng lồ: do tuyến yên tiết ra lượng hoocmôn sinh trưởng quá nhiều vào giai đoạn trẻ em.

+ Lí do là khi lượng hoocmôn được tiết ra quá nhiều vào giai đoạn trẻ em dần đến tăng cường quá trình phân chia tế bào, tăng số lượng tế bào và tăng kích thước tế bào (qua tăng tổng hợp prôtêin và tăng cường phát triển xương).


 

- Tại sao trong thức ăn và nước uống thiếu iôt thì trẻ em sẽ chậm lớn

{hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp?

-        Gà trống con sau khi bị cất bỏ tinh hoàn thì phát triển không hình thưởng: mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục,... tại sao?

Trả lời:

-        Iôt là một trong hai thành Phần  cấu tạo nên tirôxin. Thiếu iôt dẫn đến thiếu tirôxin. Thiếu tirôxin làm giảm quá trình chuyển hoá và giảm sinh nhiệt ở tế bào nên động vật và người chịu lạnh kém. Thiếu tirôxin còn làm giảm quá trình phân chia và lớn lên của tế bào, hậu quả là trẻ em và động vật non chậm lớn hoặc ngừng lớn, não ít nếp nhăn, số lượng tế bào não giảm, dẫn đến trí tuệ thấp.

-        Hoocmôn testostêrôn do. tinh hoàn tiết ra kích thích quá trình sinh trưởng và hình thành các đặc điểm sinh dục thứ cấp (phát triển mào, cựa, thanh quản..) ở động vật. Vì vậy, thiếu hoocmôn testrostêrôn (sau khi cắt bỏ tinh hoàn) sẽ gây ra hậu quẳ gà trống con phát triển không hình thường.

♦     Nghiên cứu hình 38.3 về tác dụng sinh lí của ecđixơn và juvenin, giải thích

nguyên nhân lột xác ở sâu bướm và nguyên nhân sâu bướm biến thành

nhộng và bướm.

Trả lời:

- Tác dụng sinh lí của ecđixơn:

+ Gây lột xác ở sâu bướm

+ Kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.

-  Tác dụng sinh lí của juvenin.

+ Phối hợp với ecđixơn gây lột xác ở sâu bướm.

+ ức chế quá trình biến đổi sâu thành nhộng và bướm.

- Sâu bướm có Thể lột xác nhiều lần là do tác dụng của ecđixơn, nhưng không thể biến đổi thành nhộng và bướm được là do tác dụng ức chế của juvenin. Khi nồng độ juvenin giảm (thể hiện bằng vạch đen mảnh dần ở trên hình 38.3 SGK) đến mức không còn gây tác dụng ức chế nữa, thì ecđixơn biến sâu thành nhộng và nhộng thành bướm.